Nguồn gốc cây chùm ngây
Cây chùm ngây có tên khoa học là Moringa, ở Việt Nam còn gọi với các tên khác như cây cỏ ngựa hay cây dùi trống. Chùm ngây đã xuất hiện từ khá lâu, nó được biết đến hơn 4000 năm về trước tại các quốc gia Nam Á. Ngày nay, cây chùm ngây được trồng khá rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là Châu Phi và các quốc gia Châu Á (trong đó có Việt Nam).
Đặc điểm
Cây chùm ngây khi trồng lâu năm có thể cao hơn chục mét, thân bóng. Lá cây có dạng lá kép, mọc theo dạng đối từ 7 đến 9 lá hình lông chim. Một tàu lá kép có chiều dài từ 35 đến 60cm.
Đầu năm là thời điểm cây trổ hoa và đậu quả, quả của cây chùm ngây có 3 cạnh, dài khoảng 40cm và dày khoảng 3cm.
Công dụng
Theo các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới, cây chùm ngây có rất nhiều tác dụng. Khoa học đã chứng minh, trong cây rau chùm ngây có hơn 90 dưỡng chất quan trọng như các vitamin thiết yếu, axit amin, hợp chất phenol và nhiều khoáng chất khác. Hàm lượng canxi có trong chùm ngây cao gấp 4 lần sữa, vitamin A nhiều hơn cà rốt gấp 4 lần và vitamin C nhiều gấp 7 lần quả cam.
Công dụng tuyệt vời của cây chùm ngây.
Nó được người ta ca tụng như 1 loại "thần dược" có khả năng chữa nhiều loại bệnh như: tiểu đường, mỡ máu, ung thư, bệnh còi xương, thiếu máu, một số bệnh về gan, bệnh tim mạch, co giật, hạ huyết áp, chống oxy hóa… Có thể thấy, cây chùm ngây có tác dụng với hầu hết các bệnh thường gặp ở cơ thể người.
Ở nhiều nơi, người ta còn sử dụng lá cây chùm ngây để ăn như một loại rau bổ dưỡng hàng ngày , hoặc nghiền làm nước sinh tố, thậm chí là ăn sống.
Trong tất cả các bộ phận của cây chùm ngây thì người ta sử dụng lá là chủ yếu hơn cả. Thực tế là ở phần lá cây chùm ngây có thành phần dinh dưỡng rât lớn.
Bạn cũng nên chú ý rằng tất cả các loại sản phẩm từ cây chùm ngây thì nên giải quyết hết trong ngày. Tránh để sang ngày hôm sau sẽ hỏng, và độc.
Cách trồng, chăm sóc
Chuẩn bị bao nylon hoặc chậu nhựa có lỗ thoát nước, đường kính khoảng 15cm-20cm và sâu chừng 25-30cm.
- Đổ đất xốp vào thùng, chậu.
- Đặt hạt sâu khoảng 25mm dưới lớp đất xốp, phủ và nén đất nhè nhẹ.
- Tưới nước cầm chừng không để khô quá hoặc ướt quá.
- Sau 3 ngày hạt nẩy mầm, và cây sẽ ló ra khỏi mặt đất sau chừng 1 tuần,
- Tiếp tục giữ ẩm không để quá khô, và tuyệt đối không để sũng nước.
Cây chùm ngây chuộng đất ráo nước, nhiều cát, dù là đất xấu cũng dễ mọc, chịu được hạn hán, ưa nắng. Cây hầu như không bị sâu bệnh hại do đó chăm sóc cây không cần điều kiện gì đặc biệt về phân bón và nước tưới.
Tuy nhiên, cây không chịu được úng ngập và dễ chết nếu không được thoát nước tốt. Biểu hiện ban đầu của sự dư nước dưới rễ chùm ngây là trên lá cây xuất hiện những đốm trắng, khi đó người trồng cây cần ngưng tưới hoặc tìm cách thoát nước cho cây.
Gỗ chùm ngây khá mềm, giòn nên thân cành dễ bị gãy trong mưa bão. Do đó nếu trồng cây để khai thác, người trồng nên cắt tỉa ngọn cây khi đạt độ cao nhất định, vừa tiện thu hái; vừa kích thích cây đâm nảy cành theo cấp số nhân như tán dù; vừa hạn chế thiệt hại do gãy đổ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn