Hoa Trà My có ý nghĩa gì, cách trồng và chăm sóc ra hoa đẹp

Thứ năm - 19/11/2020 08:14

Hoa Trà My có ý nghĩa gì, cách trồng và chăm sóc ra hoa đẹp

Hoa Trà My có màu sắc đỏ hoặc trắng rất đẹp lại lâu tàn thường nở vào mùa xuân, dịp tết đến với ý nghĩa mang lại may mắn và thịnh vượng cho năm mới.

Hoa Trà My với vẻ đẹp kiêu sa, sắc màu tươi thắm. Cánh hoa nở rực rỡ, chụm vào nhau mềm mại thể hiện sự kiêu sa ngọc ngà của người con gái tuổi. Trong phong thủy, hoa Trà My được ví như loài hoa tượng trưng cho sự phú quý, tài lộc và sự trường thọ.

Trà My thuộc chi trà (chè) có tên khoa học là Camellia japonica. Cây có nguồn gốc từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và được trồng nhiều ở Việt Nam từ Bắc tới Nam phù hợp đa số các loại đất và khí hậu.

Cây hoa Trà My thuộc loài cây bụi, cao từ 30cm đến 1.2m. Thân có nhiều cành, lá nhỏ mọc sum suê sole nhau, mép lá có răng cưa nhỏ, lá dày màu xanh lục, mặt trên lá hơi bóng.

Hình ảnh cây Trà My và nụ

Trà My nở hoa vào mùa xuân từ tháng tháng 12 đến tháng 4. Bông hoa nở to gồm nhiều cánh xếp lớp uốn cong rất đẹp. Hoa Trà My có 3 sắc màu chính gồm: Hồng, đỏ, trắng phổ biến nhất là màu đỏ. Hoa tươi lâu lên tới hơn 2 tuần mới tàn, đặc biệt hoa có mùi thơm rất ít.

Màu sắc hoa Trà My và ý nghĩa

Hoa Trà My có 3 màu đặc trưng phổ biến nhất là hồng, đỏ, trắng. Cả 3 màu hoa đều hội tụ những nét đẹp tinh túy mà ít loài nào có được.

1. Hoa Trà My trắng

Trà My trắng hay còn gọi là bạch trà với màu trắng tinh khiết, hoa Trà My trắng khá quý hiếm, mùi hương nhẹ nhàng, nhụy màu vàng đậm. Đây là loại Trà My luôn được người chơi cây cảnh sưu tầm có giá trị kinh tế cao.

Hình ảnh hoa Trà My trắng nở bung

Ý nghĩa hoa Trà My trắng

Màu trắng của hoa Trà My thể hiện sự trong sáng thuần khiết, sự thanh cao trong sạch không vấy bẩn của người quân tử hay sự thủy chung son sắc một lòng ở người phụ nữ.

Ý nghĩa phong thủy hoa Trà My trắng

Trà My hoa trắng tượng trưng cho mệnh Kim trong phong thủy. Những người mệnh kim khi trồng loài hoa này sẽ gặp nhiều thuận lợi trong con đường công danh, luôn được mọi người coi trọng, quý mến. Ngoài ra, người mệnh Thủy cũng rất hợp với loài cây này, theo phong thủy ngũ hành, Kim sinh Thủy là tương sinh nên rất hợp.

2. Hoa Trà My đỏ

Trà My đỏ là loại hoa rất phổ biến ở Nhật thường được sử dụng trong các nghi lễ hoàng gia và nghệ thuật trà đạo. Hoa thường mọc từ 1 đến 2 bông sát nhau trên một cành, khi nở có màu đỏ tươi rất quyến rũ và nổi bật. Nhụy hoa màu vàng tương tự hoa Trà My trắng.

Hình ảnh hoa Trà My đỏ đang nở

Ý nghĩa hoa Trà My đỏ

Hoa Trà My đỏ tượng trưng cho tình yêu nồng thắm của lứa đôi. Trồng hoặc tặng chậu cây hoa Trà My màu đỏ cho người thân hoặc bạn bè có ý nghĩa tiếp thêm năng lượng và động lực để họ cống hiến chinh phục được mục tiêu thành công.

Ý nghĩa phong thủy của hoa Trà My đỏ

Trong phong thủy, màu đỏ là màu của lửa có ý nghĩa biểu tượng của sức mạnh và quyền lực. Những người mệnh hỏa có màu bản mệnh là đỏ khi trồng loài cây này sẽ đem lại vượng trợ rất tốt cho bản thân về tiền bạc và sức khỏe. Người mệnh Thổ trồng hoa Trà My đỏ khi cây ra hoa chính là điềm báo về điều may mắn sắp tới.

3. Hoa Trà My hồng

Màu đỏ và màu hồng nhẹ nhàng của cây Trà My rất được ưa thích đặc biệt vào mùa xuân báo hiệu tết đến xuân về. Trà My hồng hay còn gọi là Hồng Trà cũng là một giống hoa quý thường nở vào trước tết âm lịch. Những cánh hoa màu hồng mỏng manh từng lớp đan xen như đài hoa cực kỳ đẹp mắt.

Hình ảnh hoa Trà My hồng nở hoa

Ý nghĩa hoa Trà My hồng

Màu hồng của hoa Trà My là biểu tượng của tuổi trẻ, tuổi thanh xuân mà ai cũng từng trải qua. Bạn sẽ thấy yêu đời hơn, xua tan căng thẳng mệt mỏi mỗi khi ngắm nhìn hoa Trà My màu hồng.

Ý nghĩa phong thủy của hoa Trà My hồng

Màu đỏ và màu hồng trong phong thủy thuộc mệnh Hỏa, những người thuộc mệnh này nên trồng cả cây Trà My hồng và Trà My đỏ sẽ mang lại may mắn và phú quý cả năm.

Phân biệt Hải Đường và hoa Trà My

Thoạt nhìn qua thì khó có thể phân biệt được hai loài hoa này vì đặc điểm hình dáng cây khá giống nhau và chúng chung một họ chi chè (trà). Chỉ phân biệt nhờ các đặc điểm dưới đây.

Cây Trà My bên trái và cây Hải Đường bên phải

Khác nhau về Hoa

Hải Đường rất sai nụ, mọc ở phía ngọn trên cùng một cành, khi hoa Hải Đường nở, có mùi thơm đậm đà hơn so với hoa Trà My. Hoa Hải Đường có số lượng cánh hoa ít hơn so với hoa Trà My, Trà My nở bông to và rực rỡ hơn. Màu sắc của hai loài hoa này cũng có sự tương đồng.

Hình ảnh hoa Hải Đường bên phải và hoa Trà My bên trái

Khác nhau về Lá

Lá cây Trà My ngắn, nhỏ và màu sậm hơn, phần gân lá nhỏ còn cây Hải Đường có lá cũng giống hoa Trà My nhưng dài, to hơn, màu sáng hơn, phần gân lá nổi rõ hơn và nhiều răng cưa ở mép lá hơn.

Hình dáng lá của cây Trà My bên trái và cây Hải Đường bên phải

Tác dụng của hoa Trà My

Cây Trà My ngoài trồng làm cảnh, trang trí sân vườn, cảnh quan ngoại thất ngôi nhà thêm đẹp thì theo dược học cổ truyền, hoa của cây Trà My có vị ngọt đắng, tính mát, có công dụng lương huyết, chỉ huyết và tán ứ, dùng để chữa các chứng thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, kiết lỵ ra máu, bị bỏng, tổn thương do trật đả và các bệnh lý da liễu.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa Trà My

Đất trồng

Nên trồng cây Trà My ở những nơi có đất mùn tơi xốp, nếu trồng trong chậu nên chọn loại đất mùn ẩm, giàu dinh dưỡng và có độ thoáng khí và thoát nước tốt. Đất chua có độ PH của đất thích hợp là từ 5.5 là đất tốt nhất để cây phát triển. Thời điểm thích hợp trồng cây là từ tháng 4 đến tháng 7.

Đất mùn trồng hoa Trà My

Nhiệt độ

Nên đặt cây tại ở nơi rộng rãi, thoáng gió, ánh nắng hướng đông, tốt nhất là trồng cây dưới mái lưới đen che nắng hoặc bóng mát. Cây chịu nắng nóng kém, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển từ 15 đến 24 độ C.

Nước tưới

Cây ưa ẩm nên khoảng 2 đến 3 ngày tưới nước cho cây một lần, tưới ẩm đất và phun sương ướt lá. Trong thời gian hoa Trà My nở từ tháng 12 đến tháng 4 thì nên hạn chế, không cần tưới nước nhiều.

Hồng trà nở hoa

Bón phân

Trà My không cần bón phân nhiều, giai đoạn cây con và lúc mới trồng thì nên bón phân để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Giai đoạn cây trưởng thành thì giảm bớt phân bón.

Cách chăm sóc lá và hạn chế sâu bệnh.

Quan sát lá khi dính bẩn hoặc có đốm đen cần cắt tỉa và dùng vòi nước dạng phun sương rửa sạch mặt trên và mặt dưới của lá. Cắt tỉa cành, lá, quan sát phần gốc xem có bị nhiễm nấm bệnh hay không thì phun thuốc trừ sâu dạng bơm loãng vào hàng tháng, hoặc có thể dùng dung dịch ngâm rượu tỏi, ớt gừng để trừ sâu cho lá. Tuy nhiên khi Trà My đã ra hoa thì không nên sử dụng bất kỳ biện pháp trừ sâu nào để không ảnh hưởng đến hoa Trà My.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/hoa-tra-my-co-y-nghia-gi-cach-trong-va-cham-soc-ra-ho...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/hoa-tra-my-co-y-nghia-gi-cach-trong-va-cham-soc-ra-hoa-dep-d256309.html

Hoa hải đường có ý nghĩa gì và cách trồng, chăm sóc
Hoa hải đường có màu sắc hồng thắm hoặc đỏ tía, thường nở vào mùa xuân dịp Tết đến xuân về. Tên gọi khác của loài cây này như thu hải đường, tiêu đốm...
Bấm xem >>

Theo Việt Quất (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây