Cái khó của người trồng lan
Những tưởng trồng lan chỉ là nghề tay trái, nhưng thành công với cây hoa lan giúp Đào Ngọc Tuân trở thành người có ảnh hưởng lớn trong giới chơi lan tỉnh Lâm Đồng.
Xuất phát từ một người đam mê hoa lan, khi quan sát sự phát triển của cây, anh nhận thấy yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa lan, không phải là ánh sáng hay độ ẩm, đó chính là kỹ thuật trồng - khởi nguồn tạo nên cây hoa lan.
Do vậy, anh Tuân đầu tư nghiên cứu và học hỏi khắp nơi, tìm hiểu tài liệu qua mạng internet, trải nghiệm thực tế khi tìm đến các nhà vườn lớn nhỏ hay thường xuyên tham gia hội thảo chia sẻ về phương pháp nuôi trồng hoa lan thành công từ cách chuyên gia trong nước. Anh đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý giá và bắt đầu thực hiện với những giỏ lan đầu tiên của mình.
Nhớ lại những ngày đầu, anh Tuân chia sẻ: “Cái khó của người trồng lan là dù nghiên cứu kỹ lưỡng, học đủ mọi nơi, từ rất nhiều thầy, nhưng nếu không thật sự yêu hoa lan, không đủ tỉ mỉ và kiên trì thì rất khó để có thể tiếp tục”.
Với niềm yêu thích hoa lan đủ lớn, hơn hết là được vun đắp bởi vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế giúp anh Tuân nhanh chóng thành công từ những chậu lan đầu tiên. Được đà phát triển, anh đầu tư mở nhà vườn và xây dựng hệ thống giàn trồng một cách quy mô và chuyên nghiệp.
Thành công khi áp dụng cho vườn hoa lan hơn 200m2 của riêng mình với hàng ngàn giỏ lan đủ thể loại được xuất bán khắp nơi trên đất nước, Đào Ngọc Tuân không ngại chia sẻ cách trồng và chăm cây hoa lan của anh.
Đào Ngọc Tuân chia sẻ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa lan đạt chuẩn
Không giống những loài cây khác, cây hoa lan khá nhạy cảm và khó tính. Do vậy, muốn có một chậu lan đạt chuẩn, cây trổ mầm khỏe ra bông đẹp, trước hết người trồng lan cần thực hiện đúng kỹ thuật trồng, sau đó là chăm sóc cây chu đáo.
Công thức trồng cây hoa lan thành công được anh Tuân gói gọn trong 4 bước, tuy cơ bản nhưng quyết định đến sự thành bại khi chơi lan.
Bước 1: Xây dựng môi trường sống
Cây hoa lan, đặc biệt là các giống lan rừng có đặc tính ưa ẩm. Chúng thích sống ở những nơi có độ ẩm cao, rễ cây có khả năng hấp thụ nước và khoáng chất trong không khí.
Do vậy, dù không cần tưới nhiều nước nhưng được sống trong môi trường đủ ẩm, cây hoa lan sẽ phát triển khỏe mạnh. Đó cũng là lý do nhiều gia đình trồng lan trong phòng tắm, hay xây dựng hệ thống phun nước tự động tạo độ ẩm tự nhiên xung quanh cây.
Bước 2: Xử lý giá thể
Giá thể là nơi dễ dàng sản sinh mầm bệnh, một trong những nguyên nhân chính khiến cây hoa lan gầy yếu hoặc không thể trổ mầm ra bông bình thường. Do vậy, ngoài việc lựa chọn giá thể phù hợp, người trồng cần xử lý giá thể sạch sẽ, thiết kế giỏ lan thông thoáng giúp cây bám rễ nhanh và lớn khỏe.
Bước 3: Áp dụng kỹ thuật trồng đúng
Mỗi giống lan cần áp dụng một phương pháp trồng khác nhau, điều đó yêu cầu người trồng lan phải hiểu và thực hiện đúng cách. Đối với một số loại cây hoa lan lộ rễ, cần khéo léo cắm cây sao cho khoảng cách giữa phần rễ với giá thể vừa đủ, không quá sâu để úng rễ cũng không quá nông khiến rể kém ăn.
Bước 4: Chăm bón
Tỷ lệ dưỡng chất cho từng giai đoạn phát triển của cây hoa lan ảnh hưởng rất nhiều, chưa nói là quan trọng nhất đến kích thước của cây. Người trồng nên tìm hiểu kỹ về các loại phân bón và nghiên cứu công thức phù hợp với giống cây của mình.
Trong khuôn khổ bài viết này, anh Tuân khuyên sử dụng phân bón theo định kỳ một tuần hoặc nửa tháng một lần, tránh lạm dụng khiến cây bị nóng dẫn đến cháy lá hoặc rễ cây.
Cây hoa lan không chỉ mang đến giá trị cho người trồng, hoa lan còn mang giá trị tinh thần vô giá cho hàng triệu người yêu lan. Hoa lan toát lên nét đẹp vương giả thể hiện quyền uy của gia chủ mà khó có loài hoa nào có thể thay thế được.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/dao-ngoc-tuan-khong-ngai-chia-se-ky-thuat-trong-va-ch...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn