Nếu như bạn muốn trồng khoai lang tại nhà nhưng không có sẵn đất vườn rộng rãi để trồng đại trà như nhiều bà con nông dân hay làm, bạn có thể tham khảo cách trồng khoai lang từ củ ở trong chậu vô cùng dễ thực hiện ngay sau đây:
- Chậu trồng cây: Có độ sâu từ 30-40cm, thân hoặc đáy chậu có đục lỗ thoát nước cho đất.
- Đất trồng: Đất thịt hoặc đất pha cát, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng và có độ tơi xốp cao.
- Giống khoai lang: Củ khoai còn khỏe mạnh và không bị mốc, hỏng.
- Phân bón: Có thể là phân hữu cơ, phân chuồng hoặc phân NPK.
Củ khoai lang khỏe mạnh, không bị hỏng để làm giống
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị đất trước khi trồng. Hãy trộn phân hữu cơ hoặc phân NPK vào đất trồng ban đầu. Sau đó bạn sẽ được hỗn hợp đất trồng rất giàu dinh dưỡng để trồng khoai lang.
- Bước 2: Bạn có thể để nguyên củ khoai lang để gieo trồng trong chậu hoặc dùng dao cắt đôi chúng ra để tiện cho việc gieo trồng.
- Bước 3: Vùi củ khoai lang đã chuẩn bị vào trong chậu đã đổ đầy đất trồng ban đầu. Lưu ý khi vùi củ xuống đất thì nên để phần mắt của củ khoai hướng lên phía trên, không vùi hoàn toàn củ sâu trong đất trồng mà chỉ vùi ½ thân mà thôi.
- Bước 4: Thường xuyên tưới nước để chăm sóc cho cây. Sau khoảng 1-2 tuần thì củ khoai bắt đầu mọc mầm và lên ngọn. Khi ngọn đầu tiên cao được khoảng 10-15cm thì bạn nên ngắt chúng ra để nuôi trồng riêng tạo củ khoai lang khác sau này.
- Bước 5: Sau khoảng 3-4 tuần kể từ khi trồng, ngọn của khoai lang bắt đầu ra nhiều, bạn nên bấm bớt để cây cho ra thêm nhiều nhánh hơn và sản sinh ra các củ khoai mới nhiều hơn. Sau khoảng 90-100 ngày kể từ khi trồng là đã có thể thu hoạch được củ khoai lang mới hoàn chỉnh rồi.
Chăm sóc tốt cho cây sẽ giúp cây mau lớn và nhanh ra nhiều cành lá
Cách trồng này tận dụng dây khoai lang từ củ khoai ban đầu khi bạn trồng, bạn có thể tham khảo sau đây:
Bạn nên trồng khoai lang bằng dây khi thời tiết vào giai đoạn mát mẻ, có thể là đầu xuân hoặc khi thời tiết bước sang mùa thu.
Hãy chuẩn bị những đoạn dây khoai lang còn non và khỏe mạnh, đặc biệt phải chưa ra rễ và có vài mắt ở trên thân. Chiều dài của dây khoai lang nên từ 20-30cm. Ngoài ra đất trồng bạn hãy chuẩn bị sẵn loại đất pha cát, có trộn thêm xơ dừa và phân hữu cơ để làm tăng dinh dưỡng cho đất trước khi trồng cây.
- Bước 1: Phương pháp chủ yếu được dùng để trồng khoai lang bằng dây đó là giâm cành. Bạn hãy đem dây khoai lang đã chuẩn bị để cắm xuống đất trồng. Trong đó đất trồng đã đào sẵn hố sâu khoảng 10cm.
- Bước 2: Bạn giâm cành khoai lang vào trong hố đất sao cho phần ngọn nằm trên mặt đất chỉ cao tầm 10cm là đủ. Ngoài ra phần ngọn phía trên phải có một vài lá non để tạo nhánh. Nếu trồng ngoài các luống đất thì khoảng cách giữa các hố trồng phải từ 20cm trở lên.
- Bước 3: Trong 1 tuần đầu tiên kể từ khi trồng thì bạn không cần thiết phải tưới nước cho cây. Miễn sao đất trồng ban đầu có đủ độ ẩm tối thiểu là được. Sau khoảng thời gian đó, bạn hãy tưới nước mỗi ngày 2 lần cho cây để cây mau chóng sinh trưởng.
- Bước 4: Sau 3 tuần kể từ khi trồng, khi này bạn nên bấm bớt ngọn của cây để khiến cây sản sinh thêm nhiều nhánh và cho ra nhiều củ hơn. Sau thời gian đó thì cứ cách 10 ngày bạn lại bấm ngọn một lần.
- Bước 5: Sau 40 ngày kể từ khi trồng, bạn nên cày xới lại đất và nhấc cây lên để cho đứt bớt các rễ phụ không cần thiết nhằm giúp cây tập trung dinh dưỡng cho rễ chính tạo củ. Rồi đặt cây về hố đất như cũ và tiếp tục chăm sóc như bình thường.
- Bước 6: Sau khoảng 3 tháng kể từ khi trồng, lúc này cây đã cho ra các củ khoai lang to lớn, bạn đã có thể thu hoạch được rồi. Đem khoai bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ẩm ướt để tránh củ bị mọc mầm sớm, ảnh hưởng đến chất lượng.
Khoai lang có thể được trồng bằng giâm cành
Trồng khoai lang thủy sinh cũng là một cách trồng rất phổ biến, phù hợp với những ai làm văn phòng muốn trồng một loại cây trang trí trên bàn làm việc của mình. Bạn có thể tham khảo cách thực hiện sau đây:
- Cốc thủy tinh hoặc chậu thủy tinh trang trí
- Củ khoai lang khỏe mạnh
- Nước
- Que tre hoặc tăm tre
- Bước 1: Bạn có thể cắt đôi củ khoai hoặc để nguyên nếu muốn, sau đó hãy dùng tăm tre hoặc que tre để xiên qua chính giữa củ khoai nhằm tạo giá đỡ cho nó khi đặt trong cốc nước.
- Bước 2: Đặt củ khoai lang đã được cắm tăm tre vào cốc nước sao cho các đầu tăm tre sẽ đóng vai trò giá đỡ để giúp củ khoai lơ lửng giữa cốc mà không bị chìm sâu bên trong cốc.
- Bước 3: Đổ nước vào trong cốc, chú ý đổ nước sao cho mực nước chỉ ngập khoảng ½ củ khoai mà thôi. Sau đó đặt cốc nước đó ra nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ.
- Bước 4: Cứ sau 1 tuần bạn nên thay nước một lần cho củ khoai, nó sẽ bắt đầu nhú mầm sau tuần đầu tiên và cho ra lá non sau đó khoảng 2 tuần.
- Bước 5: Sau 1 tháng kể từ khi trồng, lá cây khoai lang bắt đầu mọc ra nhiều hơn và sum suê hơn. Khi này bạn có thể tỉa bớt ngọn của chúng để mang đi trồng trong chậu đất. Đồng thời việc tỉa ngọn này còn giúp cây mọc nhiều nhánh hơn và lá um tùm hơn.
- Bước 6: Khi củ khoai đã phát triển quá mạnh, bạn hãy đem trồng trong chậu đất để giúp cây thêm xanh tốt và mau ra củ mới nhé.
Khoai lang được trồng qua phương pháp thủy sinh
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cach-trong-khoai-lang-tu-cu-bang-thuy-sinh-trong-chau...
Phong thủy nhà ở
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn