Với nhiều công năng, lại có thể dành cho gia đình đông người ở thoải mái, những căn nhà 2 tầng rộng rãi , thoáng mát luôn được ưa chuộng và là mẫu nhà không bao giờ sợ “lỗi mốt”. Tuy nhiên, những mẫu nhà 2 tầng bình thường đôi khi khiến cho ngôi nhà của gia đình bạn kém nổi bật, không có điểm nhấn giữa rất nhiều căn nhà 2 tầng xung quanh khác.
Đó là lý do kiểu nhà ống 2 tầng có mái thái được lựa chọn ngày càng nhiều và được đánh giá cao hơn so với những mẫu nhà mái bằng, mái tôn, mái dốc,…Mẫu nhà này có thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ nhưng lại đem đến sự cuốn hút đặc biệt về mặt thẩm mỹ, cũng như mang đến không gian sống rộng rãi, thoáng mát, phù hợp với các khu đô thị lẫn vùng nông thôn.
Mẫu nhà mặt tiền rộng này phù hợp với những căn nhà ống có lợi thế hơn về chiều ngang, khiến cho mặt trước của căn nhà khá hiện đại, giống như một căn biệt thự phố. Với những mẫu nhà này bạn có thể sử dụng mái thái lệch thay vì mái thái thông thường để làm nổi bật mặt tiền căn nhà.
Những thiết kế nhà ống 2 tầng giả biệt thự gần đây trở nên phổ biến hơn và được lựa chọn xây dựng nhiều hơn bởi mang lại tính thẩm mỹ cao cho căn nhà. Những mẫu nhà này thường được thiết kế thêm cổng dẫn vào sân được trang trí với tiểu cảnh, hòn non bộ,…hoặc là nơi để xe.
Mẫu nhà ống 2 tầng mái thái giả biệt thự cũng vì thế mà có chi phí xây dựng cao hơn một chút nhưng vẫn là thiết kế mang nét đặc sắc riêng, rất lạ và độc đáo.
Bạn hoàn toàn có thể bố trí nhiều không gian và 2-3 phòng ngủ trong thiết kế nhà ống 2 tầng mái thái diện tích 5x19m.
Ví dụ, ngôi nhà dưới đây có tổng diện tích là 95m2, sử dụng cho gia đình 5 người với các không gian: Phòng khách và bếp ăn rộng rãi, phòng ngủ bố mẹ, phòng các con, phòng học/làm việc, phòng thờ, nhà vệ sinh, thậm chí còn có thể bố trí một khu sinh hoạt chung và thêm vườn nhỏ.
Bản vẽ nhà ống 2 tầng mái thái 95m2.
Mẫu nhà phố 2 tầng này phù hợp với gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống với 4 phòng ngủ rộng rãi. Đặc điểm của những ngôi nhà ống là xung quanh khá bí bách do 3 mặt tường nhà đều tiếp giáp với hàng xóm, bởi vậy giải pháp cho vấn đề này là bố trí thêm giếng trời thoáng đãng.
Theo đó, bạn có thể thiết kế như sau: Mặt bằng tầng 1 có phòng khách, bếp ăn, 1 phòng ngủ, khu giặt phơi và 1 nhà vệ sinh chung. Tầng 2 có phòng thờ, 3 phòng ngủ và 1 nhà vệ sinh chung, có ban công thoáng mát.
Nếu diện tích nhà không cho phép bạn thoải mái thiết kế những không gian trong nhà, hãy bố trí thêm 1 tum ngoài 2 tầng sử dụng để ngôi nhà rộng rãi hơn.
Mẫu nhà ống 2 tầng mái thái đẹp và 1 tum tăng thêm diện tích sử dụng nhưng chi phí phát sinh không đáng kể so với việc lên tầng 3. Vì vậy ngày nay nhiều người xây lựa chọn thêm tầng tum thay vì lên 1 tầng nữa.
Bản vẽ thiết kế tầng 1 và 2 nhà ống 2 tầng 1 tum mái thái.
Có nhiều lý do và ưu điểm của những mẫu nhà ống 2 tầng mái thái khiến cho nhiều gia đình Việt lựa chọn mẫu nhà này:
- Thiết kế sang trọng, theo kịp xu hướng nhà ở hiện nay, không bị lạc hậu hay lỗi mốt.
- Nhà mái thái đem đến tính thẩm mỹ cao hơn cho ngôi nhà, làm nổi bật vẻ đẹp hiện đại, thanh thoát, khiến ai cũng phải trầm trồ ngước nhìn.
- Là sự kết hợp giữa phong cách hiện đại và cổ điển, nhà mái thái có thể phù hợp với các kiến trúc cảnh quan xung quanh, cũng như giúp gia chủ dễ dàng lựa chọn các mẫu nội thất phù hợp mà không quá rườm rà cầu kỳ.
Mẫu nhà ống 2 tầng mái thái có nhiều ưu điểm nên được nhiều người ưa chuộng.
- Nhà ống 2 tầng mái thái hoàn toàn phù hợp với khu đất diện tích nhỏ hay lớn, chi phí tiết kiệm.
- Sử dụng mái thái mang lại nhiều ưu điểm như chống nóng tốt, phần mái dốc xuống khiến nước không bị đọng lại trên mái, chống ẩm,…
- Không gian 2 tầng thoáng đãng, thoải mái cho bạn bố trí các phòng, gian sử dụng trong nhà.
Nếu nói về nhược điểm của mẫu nhà ống 2 tầng mái thái, nhất là những ngôi nhà được xây dựng trong đô thị thường gặp phải vấn đề là không gian bí bách do nhà quá kín.
Vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách thiết kế thêm những giếng trời hoặc thêm cây xanh lọc khí trong nhà.
Trong quá trình thiết kế và xây dựng nhà 2 tầng mái thái, một việc quan trọng và cũng là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm là kinh phí xây dựng loại nhà này. Để tính toán cụ thể, chi tiết từng chi phí thì không dễ, nhưng trước khi thiết kế, xây dựng nhà, bạn nên tham khảo cách dự tính chi phí theo 2 cách cơ bản dưới đây.
3.1. Bóc tách khối lượng, lập bảng dự toán chi tiết công trình.
Cách tính chi phí xây nhà chính xác nhất vẫn là bóc tách khối lượng, lập bảng dự toán chi tiết công trình, nghĩa là “Dùng gì thì tính đó" dựa trên hồ sơ thi công và quy mô công trình, của từng công trình nhà ở. Ví dụ, bạn dự tính sẽ sử dụng bao nhiêu nguyên vật liệu cho xây dựng tầng 1, tầng 2, bê tông, xi măng, cốt thép, trang trí ngoại thất, thi công mái,….
Tuy nhiên, cách dự toán này cần sự tư vấn từ những người có chuyên môn và kinh nghiệm mới có độ chính xác cao.
3.2. Tính chi phí trên mỗi m2 xây dựng
Ngày nay đại đa số đều áp dụng cách tính chi phí xây nhà/ m2 xây dựng vì cách tính này đơn giản nhất, giúp gia chủ có khái quát tổng thể về mặt chi phí căn nhà của mình một cách nhanh nhất.
Theo kinh nghiệm tính toán chi phí, thi công xây dựng, các nhà thầu tính toán lên một mức giá khái toán xây dựng và trao đổi với bạn để có thể tham khảo và tính chi phí sơ bộ trước khi chuẩn bị xây nhà.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn