Loạt phim táo bạo và khiêu khích của huyền thoại điện ảnh Hàn vừa qua đời vì COVID-19

Thứ sáu - 11/12/2020 22:58

Loạt phim táo bạo và khiêu khích của huyền thoại điện ảnh Hàn vừa qua đời vì COVID-19

Sự ra đi của đạo diễn Kim Ki Duk khiến những người hâm mộ điện ảnh tiếc nuối khôn nguôi.

Thông tin đạo diễn Kim Ki Duk - "huyền thoại điện ảnh Hàn" đã qua đời tại bệnh viện lúc 01h20 thứ Sáu ngày 11/12 vì biến chứng trong quá trình điều trị COVID-19 do các phương tiện truyền thông Latvia của Nga đưa tin khiến công chúng bàng hoàng. Được biết, trước đó, Kim Ki Duk đến Latvia vào ngày 20/11 để mua một căn nhà ở Jurmala, khu nghỉ mát ven biển của đất nước gần Riga.

Sự ra đi đột ngột của đạo diễn tài ba nhưng cũng nhiều tranh cãi này khiến mọi người đau lòng nhớ lại những bộ phim nổi tiếng mà ông đã để lại cho đời. Với tài năng của mình, Kim Ki Duk là đạo diễn Hàn Quốc duy nhất nhận được tất cả các giải thưởng chính tại ba liên hoan phim lớn của thế giới ở Cannes, Venice và Berlin

Crocodile (1996)

Crocodile (Cá Sấu) là bộ phim đầu tay của đạo diễn Kim Ki Duk. Bộ phim kể về một người đàn ông chuyên đi thu thập xác người tự sát (Cho Jae Hyun). Người đàn ông này sống ở rìa sông Hàn, một ngày kia, ông cứu được người phụ nữ đang cố tự sát.

Từ đó, giữa người đàn ông và cô gái nảy sinh mối quan hệ kỳ lạ, cả 2 lao vào nhau như những người cô đơn lâu ngày.

The Isle (1999)

Bộ phim The Isle kể về cuộc đời của những cô gái điếm sống một mình trên những con thuyền đơn lẻ giữa mặt hồ. Bỗng một ngày có một người đàn ông xuất hiện trên con thuyền khiến nỗi cô đơn của cô gái "bán hoa" càng được khắc họa hiệu quả hơn. Trong phim có nhiều cảnh ân ái táo bạo và đầy khiêu khích. 

Đây là "đứa con" đầu tiên mang giải thưởng về cho Kim Ki Duk: giải Quạ Vàng tại Liên hoan phim (LHP) quốc tế Bỉ. The Isle còn là phim điện ảnh Hàn Quốc đầu tiên được trình chiếu lại Liên hoan phim Venice.

Address Unknown (2001)

Bộ phim kể về cuộc đời của những người lính chiến khi phải sống trong những mối quan hệ đầy mâu thuẫn với cộng đồng xung quanh. Address Unknown lột tả một loạt những góc khuất gai góc và đáng xấu hổ của những người quân nhân.

Bộ phim từng bị cấm chiếu tại nhiều nơi ở Hàn Quốc. Dù vậy, khi được phát sóng rộng rãi ở một số địa phương sau kiểm duyệt, Address Unknown vẫn xuất sắc đoạt giải Đại Linh của điện ảnh Hàn cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất và nhận đề cử Sư Tử Vàng tại LHP quốc tế Venice

Bad Guy (2001)

Bad Guy (Gã Tồi) kể về Han Ki (Jo Jae Hyeon) - một tên môi giới ngầm trong khu phố đèn đỏ ở Seoul. Anh ta phải lòng cô sinh viên Sun Hwa (Won Seo) - cô gái từng bị hắn cưỡng hôn giữa phố, trước mặt người yêu của cô. Vì việc này mà anh ta bị binh lính đánh công khai, và còn bị Sun Hwa khinh thường.

Để trả đũa, người nhà của Han Ki đã lừa đẩy cô sinh viên Sun Hwa vào cảnh nợ nần. Khi Sun Hwa sa cơ lỡ vận, trở thành "gái bán hoa" thì Han Ki ra tay nghĩa hiệp, lấy lòng người đẹp.

Đây là bộ phim đầu tiên Kim Ki Duk đạt được thành công về mặt doanh thu ở Hàn sau khi gây ấn tượng với khán giả châu Âu. Tuy nhiên, các cảnh phim vẫn gây tranh cãi. Làn sóng phản đối gay gắt vì cho rằng phim đẩy những người phụ nữ vào cảnh gái điếm và liên tục phải diễn cảnh bị đàn ông bạo hành. Tuy vậy, đạo diễn Kim Ki Duk không giải thích mà tiếp tục cho ra những bộ phim có đề tài gây nhức nhối.

Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring (2003)

Bộ phim Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring (Xuân, Hạ, Thu, Đông… Rồi Lại Xuân) gây nhiều tranh cãi khi khai thác tình yêu “phạm luật” giữa một chú tiểu và người con gái trẻ đẹp. Khi trót phá giới, tình yêu kia lại bỗng vụt tan; người đàn ông cô độc lại trở về với Phật pháp.

Kim Ki Duk từng chia sẻ: “Phim tôi không có lời đáp, mà luôn đưa ra những câu hỏi”. Bộ phim đã thành công đặt ra nhiều vấn đề mang tính khơi gợi để khán giả có thể ngồi suy ngẫm về cuộc đời mình. 

3-Iron (2004)

Bộ 3 Nghịch Cảnh là tên Tiếng Việt của 3-Iron. Phim xoay quanh Tae Suk (Jae Hee), anh thường vào ở nhờ những ngôi nhà bỏ hoang. Sau khi sử dụng xong, anh sẽ dọn dẹp nhà cửa để cảm ơn chủ nhà. 

Một hôm, anh ta vào nhà của bà nội trợ trẻ tuổi Sun Hwa (Lee Seung Yeon) vì tưởng là nhà bỏ không. Anh đã vô tình thấy cảnh Sun Hwa bị chồng bạo hành. Sau khi bị ám ảnh bởi những hình ảnh bạo lực đó, Tae Suk quay trở lại ngôi nhà, đánh chồng của Sun Hwa rồi cùng cô bỏ trốn. Phim bị phê bình vì có cảnh phá vỡ hôn nhân.

Pieta (2012)

Sự Cứu Rỗi xoay quanh Gang Do (Lee Jung Jin) - một tên đòi nợ thuê khét tiếng tàn ác, dai dẳng và sẵn sàng ra tay nếu con nợ không có tiền trả và Mi Seon (Jo Min Soo) - người phụ nữ tự xưng là người mẹ lưu lạc của Gang Do. Bằng sự kiên nhẫn của mình, Mi Seon dần khiến con trai cảm động và đón nhận mẹ. 

Bộ phim được đề cử trong hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất ở giải thưởng Oscar lần thứ 85. Phim đoạt giải Sư Tử Vàng trong Liên hoan phim Venice và 3 giải thưởng lớn khác nữa, có cả giải do khán giả trẻ bình chọn.

Moebius (2014)

Tại LHP Venice lần thứ 70, nhiều khán giả đã bị nôn mửa ngay tại rạp khi xem cảnh phim quá mức trần trụi và kinh dị của bộ phim Vòng Tròn Tội Lỗi, Rất nhiều nhà báo, nhà phê bình điện ảnh đã bỏ về giữa chừng vì không thể chịu đựng hết 90 phút của bộ phim.

Bộ phim xoay quanh việc một người đàn ông ngoại tình với cô hàng xóm và bị người vợ biết được. Trong cơn ghen, cô đã làm ra hành động man rợ khiến khán giả ớn lạnh.

Human, Space, Time and Human (2018)

Human, Space, Time and Human khiến khán giả bỏ về vì không chịu nổi những cảnh xác thịt và bạo lực khi phim được công chiếu ở  LHP Berlin2018 (Đức). 

Phim lấy bối cảnh là một con tàu hải quân cũ từng dùng trong chiến tranh và trở thành một điểm hút khách du lịch. Hành khách trên tàu gồm một băng côn đồ, hai cha con chính trị gia, nhóm gái mại dâm, đám nghệ sĩ nửa mùa, năm bảy thanh niên mới lớn, cặp vợ chồng mới cưới... 

Khi nhóm côn đồ tiếp cận 2 chính trị gia cũng là lúc tấn hài kịch với cảnh máu me, đầy dục tính nổ ra. Sau đêm hoan lạc, con tàu bất ngờ gặp nạn với số lương thực chỉ đủ ăn cho 7 ngày. Bước ngoặt này dẫn đến cao trào trong cách ứng xử của con người trước cảnh hoạn nạn. Đạo diễn Kim Ki Duk đã lồng ghép nhiều cảnh bệnh hoạn và bạo lực khiến bộ phim trở thành nỗi ám ảnh. 

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/loat-phim-tao-bao-va-khieu-khich-cua-huyen-thoai-dien...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/loat-phim-tao-bao-va-khieu-khich-cua-huyen-thoai-dien-anh-han-vua-qua-doi-vi-covid-19-d258771.html

Loạt phim Hàn 2020 bị "tuýt còi", khán giả gửi đơn khiếu nại bởi cảnh gợi dục và thô tục
Trong năm 2020, nhiều phim Hàn xuất hiện hàng loạt các cảnh nhạy cảm làm khán giả ngao ngán và phản đối kịch liệt.
Bấm xem >>
Theo Băng Châu (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây