Sau sự việc giữa Mỹ và ZTE, một gã khổng lồ khác trên lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc là Tencent đã cam kết hành động để xây dựng ngành công nghiệp chip và bán dẫn của riêng Trung Quốc.
Theo đó, các lãnh đạo Tencent gọi những hành động của Mỹ đối với ZTE là một "hồi chuông cảnh tỉnh" và cho biết các công ty Trung Quốc không nên hoàn toàn dựa dẫm vào các nguồn cung nước ngoài.
"Biến cố mới đây của ZTE đã khiến mọi người nhận thức rõ ràng rằng, không cần biết bạn mạnh đến mức nào trong lĩnh vực thanh toán di động, nhưng một khi không có điện thoại, chip và hệ điều hành, bạn vẫn không thể cạnh tranh được" - Pony Ma của Tencent phát biểu.
Tencent, một công ty game và truyền thông xã hội lớn tại Trung Quốc, là một trong những công ty có giá trị bậc nhất châu Á và là người đứng sau điều hành ứng dụng WeChat cực kỳ phổ biến. Với tuyên bố này của mình, Tencent có thể sẽ sử dụng dữ liệu thu thập được từ WeChat để giúp các hãng sản xuất chip Trung Quốc tạo ra các con chip tốt hơn, hoặc khuyến khích các nhà phát triển ứng dụng WeChat sử dụng chip sản xuất tại Trung Quốc khi phát triển phần mềm của họ. Ma cho biết ông muốn Tencent tham gia vào quá trình sản xuất chip, nhưng cũng thừa nhận rằng điều này không thuộc lĩnh vực ưu thế của công ty.
"Có lẽ sẽ tốt hơn nếu chúng tôi tham gia hỗ trợ nghiên cứu và phát triển bán dẫn, nhưng phải thừa nhận rằng điều này không phải là thế mạnh của chúng tôi và có lẽ sẽ cần sự giúp đỡ từ các công ty khác trong chuỗi cung ứng" - Ma nói.
Mỹ hiện đang làm việc với Trung Quốc và ZTE để giải quyết các vấn đề xung quanh lệnh cấm, nhưng Ma cảnh báo rằng các công ty Trung Quốc không nên "mất cảnh giác vào thời điểm này và nên chú ý hơn để nghiên cứu khoa học cơ bản".
Lĩnh vực công nghệ đang phát triển rất nhanh của Trung Quốc hiện phụ thuộc nặng vào nhập khẩu liên quan các sản phẩm như smartphone và máy tính. Thị trường chip nội địa của nước này hiện kém phát triển đến mức ZTE có thể sẽ phải "dẹp tiệm" nếu Mỹ không dỡ bỏ lệnh cấm đối với công ty. Chính quyền Trung Quốc nhận thức được rằng họ đang rất "vất vả" trong lĩnh vực này và đã thực hiện nhiều bước đi để ủng hộ ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Một trong những hành động gần đây nhất là mời các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào quỹ phát triển chip quốc gia. Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn phụ thuộc nặng vào nhập khẩu.
Minh.T.T
Nguồn tin: vnreview.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn