Lấy chồng Mỹ, 9X run lẩy bẩy ngày ra mắt, Tết nào cũng rươm rướm nước mắt tủi thân

Thứ ba - 08/09/2020 13:44

Lấy chồng Mỹ, 9X run lẩy bẩy ngày ra mắt, Tết nào cũng rươm rướm nước mắt tủi thân

Mỗi khi vợ chồng chị Nga có bất hòa, mẹ chồng là người nhẹ nhàng phân giải để chồng chị hiểu sâu sắc hơn tâm tư người phụ nữ.

2 năm sang Mỹ làm dâu, cuộc sống hiện nay của chị Nga (28 tuổi, Quảng Ngãi) và anh Alex ở Texas, Mỹ trôi qua nhẹ nhàng. Trong tâm dịch COVID-19, vợ chồng chị ở nhà và dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, trở về nhà bố mẹ chồng thường xuyên hơn để có thời gian cùng ăn những bữa tối với bố mẹ trước khi đến một thành phố khác sinh sống.

Đại gia đình nhà chồng của chị Nga ở Mỹ.

Chị Nga và anh Alex gặp nhau lần đầu tiên tại một quầy ăn sáng ở một khu du lịch Việt Nam. Đó là thời gian chị đi du lịch cùng với công ty còn anh đi du lịch theo đoàn. Sau khoảng hơn 1 năm kể từ ngày đầu tiên gặp nhau, anh Alex đã quyết định cầu hôn chị tại sân bay Tân Sơn Nhất và anh chị quyết định tiến tới hôn nhân vào tháng 11/2018 ở quê hương Đắk Lắk.

Sau khi sang Mỹ, chị Nga và anh Alex lại được gia đình tổ chức đám cưới tại đây với sự tham gia của đông đảo gia đình, người thân.  

Chia sẻ về lần đầu tiên gặp gia đình nhà chồng, chị Nga thổ lộ, dù miệng nói không run nhưng thực ra chị cũng run lẩy bẩy vì lúc đó tiếng Anh giao tiếp của chị chưa giỏi nên ai nói chị cũng “hả… hả…" rồi ngó qua chồng đợi anh phiên dịch cho hiểu. Tuy nhiên, sự khác biệt ngôn ngữ ấy lại tạo nên một điều thú vị cho bố mẹ chồng, họ yêu khiếu hài hước và sự ngây thơ lẫn những điều tự nhiên đến từ chị.

Không chỉ vậy, các thành viên trong gia đình chồng thật sự gần gũi với chị ngay từ lần gặp đầu tiên. Những đứa cháu cũng mang cho chị cảm giác gia đình ngay khi gặp gỡ, đặc biệt những câu nói ngây ngô của chúng “sao cô bé thế?”, “con không tin được cô gần 30 tuổi đâu”,… cũng khiến chị bật cười, cảm thấy gần gũi.

“Bố mẹ chồng hết lòng ủng hộ cho hôn nhân của chúng mình và giúp đỡ mình trong những khâu giấy tờ để xin Visa vào Mỹ trong thời gian mà mình nộp đơn xin cấp visa Mỹ. Còn nhớ ngày đầu bước chân đến Mỹ là 2 vợ chồng đi thẳng đến nhà bố mẹ khi gặp được mình, mẹ chồng thốt “OMG, Cảm ơn Chúa con đã ở đây cùng chúng ta”.

Đến ngày chúng mình làm lại lễ cưới tại Mỹ, bố mẹ chồng là người chu toàn mọi thứ. Mẹ đưa mình đi may chiếc váy cưới và mang về nhà ân cần khâu từng chiếc nút kết trên chiếc váy bởi mẹ muốn tự tay làm nó”, chị Nga chia sẻ.

Ngày gặp gia đình chồng đầu tiên chị run lẩy bẩy.

Những ngày đầu mới sang cho dù biết chút ít tiếng Anh nhưng chị Nga vẫn còn nhút nhát tiếp xúc với người ngoài bởi chị phải vừa nói vừa nghĩ rồi không biết mình nói gì. Mẹ chồng là người hướng dẫn chị nhiệt tình nhất.

Mẹ bắt đầu hướng dẫn chị từng ly từng tí một. Chị nhớ nhất câu nói của mẹ “Cũng như chúng ta khi đến với đất nước của con, hãy mạnh dạn nói, sai đâu mình sửa ở đó... Đó là cách giúp tiếng Anh và giao tiếp khá lên trông thấy”. Mẹ còn dắt chị đi khắp nơi, hướng dẫn từng tí ngay cả việc tính tiền ở siêu thị sau khi chọn đồ xong từng chút từng chút để chị học hỏi ngay từ khi bước chân đến Mỹ.

Thậm chí, đến cả việc đổ xăng xe ô tô mẹ cũng đều hướng dẫn chị tất cả vì ở Mỹ khác Việt Nam, chỉ cần cho thẻ vào và chọn số xăng bao nhiêu mình muốn là được. Phải nói, đến giờ phút này, sau 2 năm sang Mỹ, rất nhiều thứ về mẹ mà chị kể không hết.

Bố mẹ chồng và chồng giúp chị rất nhiều làm quen với cuộc sống ở Mỹ. 

Chị Nga tâm sự, phong tục làm dâu ở Mỹ khác Việt Nam, ở Mỹ không có khái niệm làm dâu nên chị không hề lo lắng. Thời gian đầu, bố mẹ chồng chị còn tha thiết muốn vợ chồng chị ở chung. Thế nhưng do vấn đề công việc nên vợ chồng chị phải di chuyển đi một thành phố khác. Thỉnh thoảng vợ chồng chị được nghỉ lại luôn trở về thăm bố mẹ và luôn tập trung về nhà cùng gia đình chị gái vào những ngày nghỉ lễ lớn.

Nói đến đây, chị Nga cho biết, 2 năm sang Mỹ làm dâu, chị học hỏi rất nhiều điều từ bố mẹ chồng. Cho dù bố mẹ là một gia đình khá giả nhưng cách sống luôn khiêm tốn và bình dị, chân chất, nhân hậu. Bố chồng chị làm nghề nông ở Mỹ với một nông trại bò nên rất yêu động vật. Trong dịp Giáng sinh đầu tiên ở Mỹ, chị được bố tặng cho một chú cún con. Nó chính là người bạn giúp chị vơi đi nỗi buồn thời gian đầu sang Mỹ.

“Mình đã đặt tên là em ấy là HAPPY vì khi mở chiếc thùng ra em ấy nhảy ra mà rơi nước mắt luôn. Thời gian mới qua chưa được đi làm, không có bạn bè, có em chó mừng mà rơi nước mắt”, chị Nga cười chia sẻ.

Vợ chồng chị Nga và bố mẹ chồng. 

Sau khi kết hôn, bố mẹ ngày càng yêu thương chị nhiều hơn và chị cảm nhận điều đó vô cùng rõ rệt. Mẹ chồng chị yêu nàng dâu Việt bởi đức tính chịu khó và ân cần. Mẹ còn luôn dành lời khen ngợi về chị đối với tất cả mọi người trong họ hàng. Mỗi lần trở về nhà, chị luôn giúp đỡ bố mẹ dọn dẹp nhà cửa nhưng mẹ luôn bảo “con nghỉ ngơi chút đi con làm như cái máy”.

Ở trong ngôi nhà của chị, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không hề có khoảng cách trong gia đình bởi mẹ chồng cũng như mẹ đẻ tường tận trong từng bước đi của chị ở miền đất mới, ngay những ngày đầu đặt chân đến Mỹ. Khi vợ chồng có bất hòa, mẹ cũng là người nhẹ nhàng phân giải để chồng chị hiểu sâu sắc hơn tâm tư người phụ nữ. Mẹ chồng chị không hiển nhiên can thiệp vào chuyện của con cái, chỉ khi chị cảm thấy một điều gì đó cần chia sẻ, để có được lời khuyên từ người lớn, mẹ sẵn sàng là một người bạn. Mẹ rất tôn trọng và càng yêu quý chị hơn nữa khi biết nàng dâu việt có nhiều phẩm chất đáng quý.

“Ông xã mình luôn miệng nói "vợ con đó, đó là vợ con", kiểu tự hào về vợ lắm. Thỉnh thoảng mẹ còn trêu “thì vợ con, chứ mẹ đâu có giành đâu nè”. Đối với mình, mẹ chồng như mẹ đẻ. Mình đã luôn ghi nhớ mẹ ôm mình vào lòng ngày mình mất đứa con đầu tiên, nồng ấm như chính mẹ ruột của mình ở nơi xa xứ”, chị Nga thổ lộ.

Mọi người tổ chức sinh nhật cho Nga.

Mặc dù vậy nhưng không ít lần chị Nga cảm thấy tủi thân khi sang Mỹ làm dâu. Nhất là những dịp lễ, chị luôn tưởng nhớ về quê nhà và ước muốn được ở cạnh bố mẹ. Sau mỗi bữa tiệc của gia đình chồng, chị lại buồn tủi vì nhớ bố mẹ ở quê. Mỗi lần như vậy lại thôi thức chị cố gắng mỗi ngày để có thể đưa bố mẹ qua ở gần, có thời gian bên cạnh chăm sóc.

Tuy nhiên, chị cũng cảm thấy thực sự hạnh phúc khi có được mẹ chồng như người mẹ thứ 2, nâng đỡ từng bước đi của mình. Mẹ chồng chính là người bạn đồng hành và chia sẻ những câu chuyện thầm kín của phụ nữ ở nơi xa quê.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/lay-chong-my-9x-run-lay-bay-ngay-ra-mat-tet-nao-cung-...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/lay-chong-my-9x-run-lay-bay-ngay-ra-mat-tet-nao-cung-ruom-ruom-nuoc-mat-tui-than-d244423.html

Mẹ chồng không thích người châu Á, 8X miền Tây dùng chiêu mẹ liền mua nhà, mua xe cho
Không có ấn tượng tốt với người châu Á cho mấy nhưng từ khi con trai quen chị Oanh và thấy được tình cảm của con trai, bà muốn gặp xem chị là cô gái...
Bấm xem >>
Theo Hồng Nhung (Ảnh: NVCC) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây