Nguyên nhân gây bệnh ngứa sâu róm
Sâu róm nở ra từng trứng bướm. Khi thời tiết nắng, nóng và ẩm, sâu róm rất hay bò vào nhà tránh mưa, làm tổ tạo kén và hóa nhộng. Bệnh ngứa sâu róm thường bùng phát vào mùa hè, từ tháng 3 đến tháng 6.
Sâu róm phá hoại cây trồng và điều phiền toái hơn là lông của chúng làm mẫn ngứa khi bị dính phải, các nốt mẫn ngứa có thể thành từng mảng lớn hoặc rải rác tùy theo số lượng lông bị dính phải, người bị ngứa thường bị gãi làm cho da bị xây xát, có thể gây lở loét, viêm nhiễm. Những vùng da dể bị ngứa như: Kheo tay, nách, mặt, cổ, bụng, lưng. Khi bị ngứa rất khó chịu, làm giảm việc tập trung học tập, lao động, trẻ em bị ngứa thường quấy, khóc làm cho gia đình lo âu.
Chữa ngứa sâu róm
Loại bỏ lông sâu róm
Khi phát hiện bị ngứa sâu róm, cần nhanh chóng gắp bỏ sâu và lông gai của sâu róm bám trên da.
Mẹo trong dân gian đó là dùng nắm xôi nóng để chấm lên vùng da bị lông sâu. Xôi sẽ dính và nhổ lông sâu ra.
Sát trùng bằng nước vôi
Dùng nước vôi loàng rửa nhẹ nhàng phần da đã lấy hết lông sâu róm.
Nếu không có nước vôi thì có thể sát trùng bằng xà phòng. Sau đó dùng khăn lạnh đắp lên chỗ ngứa sâu róm để giảm sưng và giảm đau.
Đắp lá thuốc
Giã nhỏ lá chàm hoặc lá bỏng. Cho thêm ít nước để trọn thành dung dịch đặc quánh rồi đắp lên chỗ ngứa sâu róm. Dùng băng gạc buộc cố định cho tới khi nào thấy hết ngứa thì tháo ra.
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn