Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, cách ngày nay không quá xa, dữ liệu lịch sử còn lại khá đầy đủ và chính xác. Cho nên có rất nhiều bộ phim truyền hình khai thác đề tài về nhà Thanh. Những bộ phim này đã làm cho triều Thanh trở nên đẹp đẽ hơn rất nhiều, khiến người xem nghĩ rằng triều Thanh thái bình thịnh trị, nhân dân an lạc. Nhưng thực tế lại không phải như vậy, xem ảnh nhà Thanh hơn 100 năm trước, chúng ta sẽ thấy rõ điều này.
Qua ống kính của một nhiếp ảnh gia châu Âu đến Trung Quốc vào cuối triều Thanh, chúng ta thấy những người trong ảnh đều rất hốc hác. Thực tế là họ đã thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài, dẫn đến thân hình thấp bé. Đây còn là những người “có chút tiền”. Bởi vì đối với gia đình bình thường, đến áo cũng không có mà mặc, cả nhà may ra chỉ có một bộ lành lặn, ai ra khỏi nhà mới được mặc, theo Sohu.
Những người dân dưới triều Thanh, áo không đủ mặc và cơ thể gầy gò khổ sở
Người lao động làm việc đến kiệt sức nhưng cũng không đủ ăn
Người hay chữ có thể viết câu đối bán để kiếm tiền
Ông lão với bộ quần áo đầy mảnh vá, xách giỏ bánh ngọt định vào thành bán kiếm tiền
Cuối thời nhà Thanh, thuốc phiện phổ biến và trở thành mối nguy hại của quốc gia
Trong ảnh này, người phụ nữ và đứa con của cô trông rất hạnh phúc. Quan sát các đặc điểm trên khuôn mặt người phụ nữ, chúng ta thấy rất hài hòa, tuy không thuộc hàng mĩ nhân, nhưng chắc chắn không xấu. Nếu mọi người đã xem ảnh của các phi tần nhà Thanh, thì sẽ phát hiện ra rằng, rất nhiều phi tần nhan sắc “kém xa” trong phim. Kỳ thực không phải phụ nữ triều Thanh không đẹp mà bởi khi tuyển các phi tần, nhà Thanh đã chú trọng gia thế hơn vẻ đẹp bề ngoài.
Dưới triều Thanh, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn vì chịu áp bức bóc lột nặng nề. Có ý kiến cho rằng “Khang Càn thịnh trị”, chẳng qua vì lúc đó cây trồng năng suất cao như khoai tây được đưa vào trong nước, khiến cho nhân khẩu Trung Quốc tăng (giúp duy trì sự sống cho người dân, làm giảm hẳn tỉ lệ người chết vì đói so với thời kỳ trước đó). Vì thế mà được coi là phồn thịnh. Thực tế, thuế má nặng nề làm cho dân chúng rất khốn khổ.
Khi chiến tranh Thanh - Nhật năm 1894 sắp bùng nổ, Từ Hi thái hậu vẫn không ngừng dùng chi phí quân sự của thủy sư Bắc Dương vào trùng tu Di Hòa Viên để mừng thọ lục tuần của chính mình.
Nguồn: http://danviet.vn/xem-anh-tq-hon-100-nam-truoc-giat-minh-thay-khac-xa-trong-phim-502021...
Thâm cung bí sử
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn