Giá đỗ hay còn gọi là giá đậu, giá... được nảy mầm từ hạt đỗ xanh. Đây là một trong những loại rau mầm được rất nhiều người yêu thích vì tươi ngon, bổ dưỡng. Giá đỗ được nhiều người sử dụng để ăn sống, xào, nấu canh, ăn lẩu, làm nhân cho một số món ăn... Nói chung, tùy theo sở thích của mỗi người mà giá đỗ được sử dụng tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là xào.
Giá đỗ có thể xào với rất nhiều nguyên liệu khác nhau tuy nhiên nhiều người phàn nàn, vì sao mình xào ra đỗ ra rất nhiều nước, chính vì thế giá bị quắt lại, mềm, thậm chí có lúc còn thâm xỉn trông mất hấp dẫn. Vậy phải làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?
Đầu bếp đã mách rằng, khi xào giá đỗ không nên cho trực tiếp luôn vào chảo mà phải thêm một bước nữa, vậy đó là bước gì, chị em hãy tham khảo thông tin dưới đây:
Trước tiên, để có món giá đỗ ngon, sạch, an toàn bạn hãy cẩn trọng trong việc chọn giá.
Về hình dạng: Giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn. Trong khi đó, giá đỗ sạch không hóa chất thường "gầy" hơn, thân giá khó gẫy hơn và nhìn không bắt mắt.
Kích thước: Loại giá đỗ sạch không tẩm hóa chất thường chỉ ngắn bằng một nửa loại giá đỗ dùng chất kích thích tăng trưởng.
Rễ giá đỗ: Giá đỗ sạch vì phải hút nước nên có dễ dài. Trong khi đó, loại giá đỗ có chất kích thích tăng trưởng không có rễ hoặc nếu có thì rễ rất ngắn. Nguyên nhân là do người bán hàng ngâm giá ở trong nước có chứa thuốc làm tất cả các bộ phận của giá đều hút nước, dẫn đến rễ giá ít phát triển.
Lá giá đỗ: Giá đỗ sạch có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh trong khi giá ngâm hóa chất có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau.
Màu sắc giá đỗ: Quan sát màu sắc sẽ thấy, giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt, đẹp mắt còn loại giá thông thường có màu trắng nhạt hoặc màu sữa.
Sau khi chọn được giá đỗ ngon, cần sơ chế giá sạch sẽ. Có người trồng giá đỗ trên cát, sau khi nhổ ra, giá đỗ xanh dính đầy cát, khi rửa phải rửa sạch, nếu không sẽ bị ảnh hưởng mùi vị.
Sau khi rửa sạch giá đỗ, bạn để ráo hết nước. Lúc này nhiều người sẽ bắt nồi lên và cho giá đỗ vào xào luôn, thực tế cách làm này là sai, giá đỗ xào như thế này ra nhiều nước và ăn không ngon.
Giá đỗ nên được làm thêm một công đoạn nữa trước khi nấu. Chuẩn bị một cái chậu, cho một lượng nước thích hợp và một ít dấm trắng, trộn đều nước và dấm trắng rồi cho giá đỗ đã rửa sạch vào chậu. Ngâm khoảng 10 phút, rồi vớt giá đỗ ra, rửa lại với nước sạch, để ráo nước. Ngâm với nước dấm pha loãng thế giúp giá trắng hơn, ngăn bị ra nhiều nước khi xào.
Đun nóng dầu ăn trong chảo, lúc này bạn có thể phi thơm hành khô hoặc tỏi tùy ý, rồi mới cho giá vào đảo nhanh tay.
Giá đỗ rất nhanh chín vì thế bạn không nên đảo lâu. Lưu ý, khi xào giá đỗ, nhớ để lửa lớn, nếu không giá đỗ sẽ bị mềm và chảy nước.
Khi giá đỗ chín, nêm nếm muối hoặc gia vị cho vừa miệng, đảo đều rồi tắt bếp. Thêm hành lá.
Như vậy, khi xào giá đỗ, trước tiên, thêm một bước là ngâm nó trong nước pha chút dấm khoảng 10 phút. Khi xào để lửa to, xào nhanh tay thì giá đỗ sẽ giòn và không ra nhiều nước.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/xao-gia-do-hay-bi-nhun-va-chay-nuoc-them-buoc-nay-dam...
Mẹo hay nhà bếp
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn