Lò vi sóng là một thiết bị tuyệt vời giúp tiết kiệm thời gian vô giá cho chúng ta. Thực phẩm nóng lên nhanh hơn so với đun trên bếp hoặc trong lò và bạn không cần phải kiểm soát quá trình. Chỉ cần chọn chế độ, hẹn giờ là bạn có thể đón chờ bữa ăn của mình. Nhưng không phải tất cả các món ăn đều thân thiện với lò vi sóng. Một số trong chúng có thể bị biến chất trong quá trình quay bằng lò vi sóng, một số khác lại có thể tạo thành các chất có hại cho sức khỏe vì thế bạn nên tránh.
Trang Bright Side đã đưa ra một danh sách các sản phẩm là "kẻ thù" của lò vi sóng, các bạn có thể tham khảo:
1. Thịt, cá, gà rán
- Thịt đã qua chế biến có chứa chất bảo quản và khi chúng tiếp xúc với bức xạ điện từ, chúng sẽ biến đổi thành các hợp chất hóa học nguy hiểm như cholesterol bị oxy hóa.
- Lớp vỏ giòn của gà rán sẽ biến thành một lớp bọc bị ẩm nếu được hâm nóng bằng lò vi sóng. Bản thân miếng thịt gà rán cũng được làm nóng không đều.
- Bất cứ ai đã từng thử làm nóng món cá trong lò vi sóng đều biết rằng đây là một điều khó quên. Toàn bộ lò vi sóng sẽ ngập mùi tanh của cá. Hơn nữa, hương vị cá cũng sẽ kém ngon. Chẳng hạn, nếu bạn hâm nóng cá hồi trong lò vi sóng, thực phẩm sẽ mất hết độ ẩm và trở nên khô cứng.
2. Một số loại rau, trái cây và nấm
- Trong lò vi sóng, súp lơ xanh sẽ bị mất các chất có lợi, tốt nhất bạn nên hấp nó chứ đừng cho vào lò vi sóng hâm lại. Hấp sẽ giữ được hương vị của súp lơ cũng như hầu hết các vitamin và khoáng chất.
- Rau xanh (ví dụ như lá củ cải đường) có một số đặc tính nhất định và chúng có thể bắt lửa khi chế biến trong lò vi sóng. Kết quả là, thay vì một bữa ăn ngon, thức ăn bị cháy và lò cũng trở nên hư hỏng.
- Bức xạ điện từ kích hoạt sự hình thành nitrosamine có hại trong rau bina và củ cải đường. Những chất này có thể gây ung thư.
- Nho cũng không nên cho vào lò vi sóng, nó sẽ khiến quả nho bị nổ.
- Ớt quay trong lò vi sóng sẽ tạo ra hơi cay.
3. Pizza, đồ ăn Trung Quốc và cơm
- Pizza: Làm nóng pizza bằng lò vi sóng sẽ khiến bánh bị ẩm và dính, phô mai cứng và dai. Tuy không độc hại nhưng ăn chiếc pizza như vậy sẽ mất ngon. Tốt hơn hết bạn nên hâm nóng pizza trên chảo hoặc trong lò nướng ở nhiệt độ cao.
- Không cho thực phẩm vào lò vi sóng để hâm nóng cùng với hộp carton bọc bên ngoài. Các carton, hộp giấy thường chứa các vật liệu nguy hiểm dễn cháy như keo, mực, sáp, nhựa hoặc kim loại và chúng có thể gây hỏa hoạn thực sự trong nhà bạn.
- Món ăn Trung Quốc vẫn giữ được hương vị và sự quyến rũ của nó, ngay cả khi trời lạnh. Những món ăn như vậy có thể được hâm nóng lại nếu bạn muốn nhưng đừng làm trong lò vi sóng. Vấn đề nằm ở chính thành phần. Lò vi sóng biến món ăn ngon này thành một thứ gì đó nhầy nhụa, ẩm ướt và không ngon miệng.
- Việc cho cơm vào lò vi sóng để hâm nóng luôn dẫn đến một kết quả không thể lường trước được. Nếu cơm đã được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong một thời gian dài hoặc đã để hơn một ngày trong tủ lạnh, tốt hơn hết bạn chỉ nên vứt chúng đi. Hạt cơm nguội chứa vi khuẩn bacillus cereus và lò vi sóng nhiệt độ không đủ cao để tiêu diệt các mầm bệnh này, và nó có thể dẫn đến ngộ độc nghiêm trọng. Điều này cũng áp dụng cho nhiều loại thực phẩm có chứa tinh bột.
4. Súp, cà phê, dầu ăn
- Nước súp có thể được cho vào lò vi sóng mà không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, súp đặc xay nhuyễn lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Sau một thời gian, món ăn sẽ bắt đầu phát nổ với những giọt súp bắn tung tóe vô vọng bên trong lò. Điều này là do chất lỏng trong khay được làm nóng không đều. Để tránh điều này xảy ra, hãy khuấy súp một lần mỗi phút. Hoặc hâm nóng bằng nồi bình thường.
- Lò vi sóng phá hủy hoàn toàn hương vị của cà phê. Tuy không có chất độc hại nào được hình thành khi hâm nóng cà phê bằng lò vi sóng nhưng lại khiến bạn thật vọng về hương vị. Do đó, hãy thêm đá vào ly cà phê để tạo thành ly cà phê lạnh thay vì hâm nóng bằng cà phê.
- Sữa công thức cho trẻ sơ sinh, thức ăn trẻ em và sữa mẹ không nóng đều trong lò vi sóng. Vì vậy, các điểm nóng có thể xuất hiện trong chất lỏng và có thể gây bỏng lưỡi, miệng hoặc cổ họng của em bé.
- Các loại dầu ăn khác nhau, chẳng hạn như ô liu, nho, cải dầu hoặc mè, không phải là chất lỏng mà là chất béo. Vì vậy, khi hâm nóng dầu trong lò vi sóng nó sẽ không đạt độ nóng như mong muốn.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nhung-mon-an-khong-nen-ham-nong-bang-lo-vi-song-vua-m...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn