Phụ thuộc vào vốn huy động - chủ đầu tư đang “chơi dao”
Hiện chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ vay vốn của các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, nhưng tình hình tài chính của các doanh nghiệp này đều có thể đánh giá được phần nào qua cách vận hành sản phẩm.
Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản chia sẻ, với bất động sản nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng, chủ đầu tư cần có sức mạnh tài chính nhất định, ít nhất đảm bảo được tiền sử dụng đất và triển khai các dự án đến một giai đoạn nhất định theo cam kết. Với bất động sản nghỉ dưỡng, rủi ro về mặt luật pháp khiến các chủ đầu tư đôi khi gặp bế tắc trong trường hợp buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Những lúng túng về mặt pháp lý nhiều khi cũng bắt nguồn từ sự thiếu chu đáo, hụt vốn…
Bên cạnh đó, câu chuyện phụ thuộc vào vốn đầu tư không chỉ khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong triển khai dự án, mà còn ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành, thu hút và giữ chân khách du lịch về sau. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đưa ra ví dụ, không ít khách Nhật Bản muốn tới Việt Nam để nghỉ dưỡng, tránh đông, nhưng cuối cùng họ không lựa chọn. Đơn giản vì các khu resort Việt Nam hầu hết chưa đi kèm với bệnh viện đạt chuẩn quốc tế, hoặc thiếu các khu vui chơi đi kèm tổ hợp như quán bar, phố mua sắm, trung tâm thương mại, trung tâm chăm sóc sắc đẹp. Chỉ trừ một số “ông lớn” hiếm hoi mạnh về tài chính như Vingroup mới đủ năng lực đầu tư, vận hành cả một quần thể bất động sản nghỉ dưỡng kèm các dịch vụ giá trị gia tăng – hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Chọn sai chủ đầu tư – nhà đầu tư lãnh đủ
Khi chọn “nhầm” chủ đầu tư, chọn nhầm dự án kém uy tín, không ít nhà đầu tư đã lâm vào tình cảnh “bỏ thì thương vương thì tội” với khối tài sản khổng lồ. Cùng cam kết một tỷ lệ chia lợi nhuận như nhau, với các chủ đầu tư khác nhau, số tiền thu về của nhà đầu tư có thể chênh lệch khác biệt do tỷ lệ lấp đầy phòng khác nhau.
Theo Công ty Tư vấn Bất động sản Savills Hà Nội, khu nghỉ dưỡng vận hành với công suất bình quân trên 70%/năm thì mới có thể trả cho nhà đầu tư mức cam kết lợi nhuận tối thiểu 10% mỗi năm. Tuy nhiên, trên thực tế những thương hiệu duy trì được công suất này không thực sự nhiều, chỉ những đơn vị quản lý nghỉ dưỡng chuyên nghiệp, có chuỗi hệ thống mới có thể đảm bảo được mức công suất một cách liên tục. Còn những thương hiệu duy trì mức công suất trên 90% đều đặn trong suốt 8 tháng đầu năm 2016 chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Tại Việt Nam, chỉ một số thương hiệu đủ tiềm lực tài chính, năng lực đầu tư, vận hành cả một quần thể bất động sản nghỉ dưỡng kèm các dịch vụ giá trị gia tăng đẳng cấp đáp ứng tốt mọi nhu cầu khách hàng, trong đó có Tập đoàn Vingroup.
Trong nhiều dự án được ông lớn này đầu tư, Vinpearl Resort & Villas là một trong số những dự án có quy mô 1-2 tỷ USD. Nơi đây hội tụ tiện ích đẳng cấp để tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm sân golf tiêu chuẩn quốc tế, công viên vui chơi giải trí Vinpearl Land, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, công viên chăm sóc và bảo tồn động vật Vinpearl Safari… phục vụ hàng triệu lượt khách mỗi năm.
Tập đoàn Vingroup còn hợp tác cùng các hãng lữ hành trong nước và quốc tế để Vinpearl luôn là sự lựa chọn đầu tiên của các đoàn khách du lịch lớn. Điều này giúp công suất phòng lên tới 90-95%, và đạt 100% vào mùa cao điểm. Đây được xem là một trong những tiêu chí lựa chọn hàng đầu của những nhà đầu tư có tầm trên thị trường bất động sản hiện nay
Bất động sản nghỉ dưỡng hiện trở thành một trong những kênh đầu tư tài chính trọn đời, đảm bảo sinh lời hiệu quả. Vì thế lựa chọn chủ đầu tư đủ khả năng cam kết và đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng là việc cực kỳ quan trọng. “Sai một ly, đi một dặm” - câu nói này nhắc nhở không ít nhà đầu tư khi bắt đầu giải bài toán đầu tư này.
Phương Linh
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn