Phi đội tiêm kích F-22 Mỹ đang tham gia chiến dịch không kích ở Syria dường như đang đánh mất khả năng tàng hình của mình trước các hệ thống phòng không do lớp sơn hấp thụ sóng radar và điện từ bao phủ toàn thân máy bay bị biến dạng và bong tróc, Aviation Week ngày 2/11 đưa tin.
Không quân Mỹ cho biết nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu do điều kiện khí hậu của Syria tương đối khắc nghiệt và không phù hợp với thành phần cấu tạo của lớp sơn.
"Mưa gió, cát bụi đã khiến một số lớp sơn đánh mất độ cứng, trở lại trạng thái nhão ban đầu và bong ra khỏi máy bay", John Cottam, giám đốc chương trình D-22 của tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin cho biết.
Olsen Derrol, cựu chuyên gia của hãng Lockheed Martin, từng đánh giá rằng lớp sơn tàng hình của F-22 rất kém bền, có thể dễ dàng bị bong tróc khi bị ẩm hay bị các loại nhiên liệu bám vào. Tuy nhiên, đại diện hãng Lockheed Martin khi đó bác bỏ tuyên bố của Derrol và khẳng định lớp sơn của F-22 luôn đạt các tiêu chuẩn cho phép.
Mỹ bắt đầu triển khai tiêm kích tàng hình F-22 ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) để không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) trên lãnh thổ Syria từ năm 2014. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng việc dùng F-22 để không kích IS là không cần thiết, vì phiến quân không hề sở hữu hệ thống phòng không hiện đại nào.
F-22 thể hiện khả năng cơ động
Xem thêm: F-22 và Su-30 kề vai sát cánh trong tập trận
Nguyễn HoàngNguồn tin: vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn