Tàu sân bay Charles de Gaulle. Ảnh: AFP. |
Tàu sân bay Charles de Gaulle đang tham gia chiến dịch không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Trung Đông sẽ phải trở về Pháp trong tháng 12 để nạp nhiên liệu và bảo dưỡng định kỳ. Quan chức Pháp cho biết việc này không thể trì hoãn lâu hơn nữa, nhưng nước này sẽ tìm cách khác để hỗ trợ liên quân chống IS, Sputnik ngày 2/12 đưa tin.
Trước đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã hoãn kế hoạch bảo dưỡng kéo dài một năm của tàu Charles de Gaulle. Hơn 1.000 lượt máy bay đã xuất kích từ tàu sân bay này để ném bom vào các mục tiêu IS kể từ tháng 9/2015, trong đó có hơn 100 cuộc không kích vào thành phố Mosul của Iraq trong chiến dịch giải phóng bắt đầu từ giữa tháng 10.
Charles de Gaulle là soái hạm của hải quân Pháp, đồng thời là tàu chiến lớn nhất được biên chế ở Tây Âu. Nó cũng là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới không thuộc Hải quân Mỹ.
Tàu dài 261 m, rộng 64 m, giãn nước đầy tải 42.500 tấn. Động cơ hạt nhân cho phép Charles de Gaulle di chuyển với tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, tầm hoạt động không giới hạn, chỉ phụ thuộc vào lượng nhu yếu phẩm mang theo, tối đa là 45 ngày liên tục. Thời gian giữa mỗi lần tiếp nhiên liệu cho Charles de Gaulle là khoảng 20-25 năm.
Tàu sân bay của Pháp có thể mang theo 28-40 máy bay, bao gồm tiêm kích Dassault Rafale M, máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye, trực thăng EC725 Caracal và AS532 Cougar. Nhờ sử dụng hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước (CATOBAR), Charles de Gaulle là hàng không mẫu hạm duy nhất ngoài Mỹ có thể tiếp nhận, vận hành tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet và C-2 Greyhound.
Để tự vệ, tàu được trang bị 32 tên lửa phòng không Aster-15 có tầm bắn 30 km, 12 tên lửa tầm ngắn Mistral, 8 pháo Giat 20F2 cỡ nòng 20 mm.
Hoạt động trên tàu sân bay Charles de Gaulle
Xem thêm:
Tử QuỳnhNguồn tin: vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn