1. Nằm lòng quy tắc “10 giây”
Trent Hamm, người sáng lập “The Simple Dollar” đã từng viết trong cuốn “365 phương pháp sống với giá rẻ” của ông: “Bất cứ khi nào bạn đang ở trong cửa hàng và phân vân với một món đồ, hãy giữ nó trên tay trong vòng 10 giây. Trong 10 giây đó, hãy tự hỏi bản thân có thật sự cần nó hay không, với số tiền tương đương bạn có thể mua được thứ gì tốt hơn và cần thiết hơn không”. Với những câu hỏi như vậy, bạn sẽ dễ dàng bỏ lại thứ mình thích nhưng chưa cần thiết và không bị lãng phí tiền của. Nên nhớ, với những dịp cần nhiều tới tiền bạc, hãy mua thứ bạn thực sự cần chứ đừng mua chúng chỉ vì bạn thích.
Nằm lòng quy tắc “10 giây”
2. Trì hoãn mua sắm những đồ không thiết yếu
Trì hoãn không được khuyến khích trong nhiều trường hợp song nó lại là một trong những cách tiết kiệm đáng để thử. Với các món đồ khiến bạn phân vân nhiều, đặc biệt sau khi sử dụng quy tắc “10 giây”, bạn vẫn không nỡ đặt lại nó về kệ, hãy tạm để nó lại, sau đó đi xem xét các mặt hàng khác, rất có thể bạn sẽ tìm thấy một món tương tự với “giá hời” hoặc sẽ “quên béng” món hàng bạn đã từng cân nhắc.
Trì hoãn mua sắm những đồ không thiết yếu
3. Chỉ mang theo một khoản tiền mặt nhất định để đi mua đồ
Sử dụng thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng để thanh toán đang được rất nhiều người tiêu dùng yêu thích vì sự tiện lợi. Tuy nhiên đó cũng là một trong nhiều lí do khiến bạn mất kiểm soát khi chi tiêu. Một mẹo dành cho bạn đó là: hãy ước tính các mặt hàng cần mua, mang theo số tiền mặt vừa đủ hoặc dư không nhiều, sau đó mua sắm trong khoảng tiền đó, nếu vượt quá, hãy để lại một vài món đồ chưa thực sự cần đến. Giữ thói quen mua sắm thông minh này, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá đấy!
Chỉ mang theo một khoản tiền mặt nhất định để đi mua đồ
4. Đi mua sắm một mình
Trong cuốn “365 phương pháp sống với giá rẻ”, ông Trent Hamm còn khuyên rằng: “Trừ khi cần mua sắm một thứ đồ gì để dùng chung và cần chia tiền, nếu không, hãy đi một mình”. Tại sao lại như vậy? Đi mua đồ 1 mình chắc chắn sẽ khá buồn tẻ, thế nhưng bạn cũng sẽ hạn chế được những lời gợi ý, mời mọc, rủ rê và cũng không bị phân tâm bởi những thứ cần với người kia mà chưa cần thiết với bản thân mình.
5. Tiết kiệm trước, chi tiêu sau, không vay mượn
Có lẽ lời khuyên này không quá lạ với tất cả mọi người. Chúng ta thường được nghe rằng “Hãy tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm chứ đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu”. Quả đúng là như vậy. Nguyên tắc chi tiêu này càng đúng với các dịp lễ, Tết trong năm. Bạn vẫn cần bỏ ra một khoản tiết kiệm nhất định rồi mới sử dụng số tiền còn lại để mua quà cáp, ăn uống, khoản tiết kiệm có thể ít hơn các tháng khác nhưng không nên bỏ qua hoàn toàn.
Tiết kiệm trước, chi tiêu sau
Thêm vào đó, nếu cảm thấy số đồ cần mua vượt quá số tiền bạn đang có, hãy cân đối các mặt hàng chứ không nên vay mượn. Vay mượn chẳng khác nào một vòng luẩn quẩn, tháng này vay tháng sau sẽ phải trả, rồi từ đó lại thiếu hụt và lại phải vay…
6. Chọn mua các mặt hàng khuyến mại nhưng không chạy theo chúng
Điều đó có nghĩa là, bạn có thể mua các mặt hàng khuyến mại để tiết kiệm chi phí nhưng không nên sa đà vào việc săn lùng, tìm hiểu sâu về tất cả các chương trình giảm giá. Trong các dịp lễ lớn, hầu hết các doanh nghiệp đều tung ra các chiến dịch khuyến mại “khủng”, vậy nên nếu không cẩn thận, bạn sẽ rơi bào “bẫy mua sắm”, quên đi quy tắc mua hàng thông minh (chỉ mua thứ mình cần, không mua thứ mình thích) và chẳng máy chốc, ví tiền sẽ bị “thổi bay”.
Chọn mua các mặt hàng khuyến mại nhưng không chạy theo chúng
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn