Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Tính ấm của củ gừng được coi như một vị dược thảo thần dược để khắc chế cái lạnh của mùa Đông, có tác dụng điều chỉnh cơ thể nên chữa được rất nhiều bệnh:Dùng gừng theo đường uống
1. Chữa bệnh huyết áp thấp bằng gừng mật ong
- Gừng 5 -15 g
- Mật ong 20 ml
Bước 1: Gừng cạo sạch vỏ sau đó thái gừng thành lát mỏng rồi cho vào nồi nước đun sôi. Khi nước sôi bạn cho lửa nhỏ rồi đợi 1 phút để gừng bớt vị cay.
Bước 2 : Cho 3 thìa mật ong (khoảng 20ml) vào nồi nước gừng (đã để nguội ấm chứ không quá nóng làm giảm mất tác dụng của mật ong) khuấy đều. Có thể thêm nước trà khô nếu uống được trà.
Khi huyết áp có dấu hiệu giảm hãy uống ngay thứ thần dược quý gừng mật ong này, rồi nằm nghỉ ngơi là huyết áp sẽ ổn định trở lại.
2. Chữa nổi mề đay do lạnh
Cháo gừng tươi: 10 miếng gừng tươi, 50g gạo tẻ, 30g đường mía, nấu thành cháo lỏng, ăn 1 đến 2 lần mỗi ngày.
3. Chống say xe
Bạn hãy ngậm vài lát gừng trong lúc đang ngồi xe, sẽ giúp hạn chế được say xe nôn ói.
4. Ngất do hạ đường huyết, hạ huyết áp quá mức
Trà gừng hãm nước sôi uống ngay. Kết hợp bấm huyệt Nhân trung càng tăng hiệu quả.
5. Cổ họng sưng đau
Vài lát gừng tươi và vài hạt muối ngậm đến khi ra nước bọt nuốt ực xuống bụng dưới, ngâm khoảng 5-10 phút có thể bỏ bã gừng trong miệng đi.Kết hợp ngâm chân nước gừng ấm càng tăng hiệu quả.
6. Chữa mất ngủ do trời lạnh
Củ gừng nhỏ nướng chín, giã nhỏ hãm nước , cho thêm đường hoặc mật ong uống, sẽ làm ấm bụng. Khi bụng ấm hư hỏa sẽ không bốc vọt lên kích thích thần kinh gây mất ngủ, giúp bạn ngủ ngon sâu giấc.
Dùng bên ngoài da
1. Đau nửa đầu khi trời lạnh, âm u
Khi bị đau nửa đầu, có thể dùng nước gừng nóng để gội đầu hoặc ngâm hai tay khoảng 15 phút. Cảm giác đau sẽ giảm nhẹ hoặc biến mất.
2. Đau lưng dưới bả vai
Cho một ít muối và chút giấm vào trong nước gừng nóng, sau đó dùng khăn thấm nước, rồi đắp vào chỗ đau, làm đi làm lại nhiều lần, có thể làm giảm cơn đau.Có thể bôi rượu ngâm gừng đã giã nhỏ cũng phát huy tác dụng.
Để cho khỏi hẳn có thể kiếm cành Dâu bánh tẻ, thái nhỏ sao vàng hạ thổ, mỗi ngày lấy 30g đun uống thay nước hàng ngày tới khi khỏi.
3. Chữa hôi chân
Ngâm chân vào trong nước gừng nóng, lúc ngâm cho thêm chút muối và giấm. Ngâm khoảng 15 phút thì lau khô, xoa thêm một ít phấn trẻ em có bán sẵn, mùi hôi sẽ biến mất.
4. Chữa viêm xoang bằng gừng và củ hành khô
Lấy 01 củ gừng to, 01 củ hành khô to, rùi đem giã nhuyễn gừng tươi và củ hành khô, lọc lấy nước, trộn hai hỗn hợp này với nhau. Dùng hỗn hợp này đắp lên hai bên cánh mũi đều đặn từ 3 – 5 lần/ngày liên tục trong một tháng.Kết hợp ngâm chân nước gừng muối để chế ước hư hỏa từ thận không bốc vọt lên gây viêm xoang càng tăng hiệu quả.
5. Chữa cước chân
Nếu bị cước chân thì ngoài làm như trên, nhớ cho thêm nắm muối vào nước ngâm nhiều lần sẽ khỏi.
6. Chữa huyết áp lên cao đột ngột… khi trời lạnh
Thời tiết lạnh giá, chân hỏa lại suy yếu khiến cho chân hỏa không có chỗ cư ngụ phải bốc vọt lên phần trên cơ thể gây nóng, còn phần dưới thì lạnh gọi là hư hỏa - gây cao huyết áp, nhức đầu, trán nóng, má đỏ… nhưng chân lại lạnh… Nếu không cứu kịp thời thì người già yếu có thể gây nguy hiểm, thậm chí bị tai biến, hay đột tử.
Có thể mô tả chứng này bằng cách làm thí nghiệm: Lấy cốc nước nóng đặt trong chậu nước lạnh, lập tức hơi nước nóng bốc lên ngùn ngụt. Lúc này nước phần trên cốc thì nóng. Nhưng phần đáy cốc lại lạnh.
Hãy điều tiết cân bằng hợp nhất 3 huyệt Bách hội (ở đỉnh đầu), Khí hải hay Đan điền (ở bụng dưới), và huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân để giữ cho sức khỏe và sự trường thọ.
Cách chữa đơn giản không dùng thuốc là lấy khoảng 100g - 200g gừng tươi giã nát cho nước vào đun lên để ngâm chân khi còn ấm nóng, có thể giúp " đưa hỏa về nguồn " giúp ổn định lại huyết áp nhanh chóng.
7. Chữa huyết áp cao giả do hư hỏa
Ngâm chân nước gừng nóng để chữa cao huyết áp ở thể hư hàn - với biểu hiện chân lanh, trán nóng huyết áp cao (thực chất đây chỉ là huyết áp cao giả do hư hỏa ở Mệnh môn hỏa bốc vọt lên).
Chú ý khi ngâm chân xong cần tránh rửa bằng nước lạnh, hay giẫm chân xuống nền đất lạnh vì sẽ giảm hiệu quả. Hãy lau khô đi tất cho an toàn.
Cách này cũng chữa ho hiệu quả vào mùa Đông.
Có những cách đơn giản có thể làm để thúc đẩy quá trình tiêu hóa lành mạnh và dễ thực hiện trong mùa đông rét buốt.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn