1.Sử dụng chất khử mùi trong không khí
Chất làm sạch không khí giúp giảm mùi hôi trong nhà hoặc khu bếp ăn. Những năm gần đây, chúng trở thành sản phẩm không thể thiếu trong gia đình, thay thế phương pháp khử mùi truyền thống như sử dụng các loại hoa hay trái cây có mùi thơm.
Chúng chứa một số hóa chất có thể ảnh hưởng đến khứu giác ở mũi, làm chúng ta không có khả năng nhận ra những mùi khác. Hơn nữa, các sản phẩm khử mùi còn chứa nhiều hóa chất độc hại khác như cetaldehyd, benzaldehyd, methyl pyrrolidon, càng khiến chất lượng không khí trở nên tồi tệ hơn.
2. Ưa thích đồ uống có cồn
Nếu bạn nghĩ uống rượu với lượng vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe tim mạch thì cũng nên biết rằng đây là yếu tố tăng nguy cơ ung thư một cách đáng kể. Các kết quả được công bố trên Tạp chí Y tế Công cộng Mỹ (tháng 4/2013) cho thấy, nguy cơ đó bao gồm ung thư thực quản, đại tràng, trực tràng và ung thư vú.
Rượu được cho là sẽ thúc đẩy sự tiết axít dạ dày có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, đặc biệt là những người bị loét dạ dày. Ethanol trong đồ uống có cồn khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành acetaldehyde, tấn công và làm thay đổi chuỗi ADN gây nên ung thư.
3. Dùng thuốc tránh thai
Tuy góp phần giảm tỷ lệ ung thư buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung nhưng thuốc tránh thai lại có liên quan tới tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan.
4. Thường xuyên đốt nến
Những ngọn nến đã thắp sáng ngôi nhà của người dân trong suốt nhiều thế kỷ kể. Trong thời đại của ánh sáng điện ngày nay, nến vẫn được sử dụng để mang lại những phút giây lãng mạn. Tuy vậy, nến được làm từ sáp paraffin, khi bị cháy sẽ sản sinh các chất gây ung thư như toluene, aldehyde, xeton và các thành phần độc hại khác có thể tích tụ trong nhà.
Thỉnh thoảng “đổi gió” với một bữa tối cùng ánh nến lung linh sẽ không gây ra ung thư, nhưng thường xuyên duy trì thói quen này thì hoàn toàn có thể. Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn đang ngồi trong một không gian thông thoáng.
5. Tiếp xúc với khói xe
Tỷ lệ ung thư phổi cao hơn ở những người hàng ngày tiếp xúc với khói diesel đã khiến Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cảnh báo việc sử dụng nhiên liệu này. Động cơ diesel có chứa một lượng cao các hạt được biết đến là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn và ung thư phổi.
Không chỉ có dầu diesel mà tất cả các loại sản phẩm từ nhiên liệu hóa thạch bao gồm cả xăng đều có chứa một số chất ung thư. Thông qua quá trình chưng cất, chúng sẽ được tách ra từ dầu thô ở nhiệt độ khác nhau. Sự khác biệt chính nằm ở quá trình đốt cháy bên trong động cơ. Ngoài các hạt bụi không khí, tất cả các loại nhiên liệu này đều thải ra cacbon monoxit và hydrocarbon độc hại, bao gồm benzen.
Benzen vốn là một chất gây tổn hại cho tủy xương, nơi sản xuất ra các tế bào máu. Phơi nhiễm lâu dài với hóa chất này liên quan đến một số loại ung thư máu.
6. Lạm dụng mỹ phẩm
Một số hóa chất có trong mỹ phẩm như benzophenone-3 cũng như các chất gây ung thư khác bao gồm formaldehyde, benzen, toluene và 1,4 dioxane sẽ được cơ thể hấp thu và điều này có thể dẫn đến ung thư da nếu dùng quá mức.
Hương thơm được sử dụng trong các sản phẩm này đặc biệt đáng nghi ngờ khi các nhà sản xuất không bao giờ chia sẻ công thức ra ngoài. Ngay cả những sản phẩm được khẳng định là tự nhiên hoặc hữu cơ đều không thể chắc chắn về độ an toàn.
7. Lát đá granite
Granite là một loại đá có độ bền cao thường được sử dụng để lát sàn nhà, tường bếp, dễ dàng làm sạch và không bẩn so với đá cẩm thạch. Những yếu tố này đã làm cho nó phổ biến trong nhiều nhà bếp hiện đại. Nhưng đá granit được biết là loại phát ra radon, một loại khí phóng xạ có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nó được biết đến là một sản phẩm phân rã của radium.
Khí Radon không màu và không mùi, khó có thể phát hiện bằng giác quan. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), radon là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi. Giảm thiểu việc sử dụng đá granit và giữ thông thoáng ở khu vực có lát đá granit có thể giúp giảm nguy cơ phơi nhiễm.
8. Uống trà nóng
Với nhiều lợi ích sức khoẻ, uống trà tươi đã trở thành thói quen lâu đời trong nhiều cộng đồng trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ ung thư thực quản cao hơn ở các nước Châu Á và Trung Đông – những khu vực đặc biệt uống nhiều trà nóng. Tổn thương lớp lót bên trong niêm mạc thực quản được cho là yếu tố nguy cơ ở đây. Vì vậy, cách tốt nhất là để trà nguội bớt rồi mới nên nhâm nhi.
9. Ăn thức ăn bị cháy
Thịt, cá nướng hơi cháy có thể tạo ra sự hấp dẫn thị giác cũng như hương vị nhưng chúng lại có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, trực tràng và tụy. Khi các loại thực phẩm chứa nhiều protein bị đốt cháy, các axít amin tạo ra protein sẽ chuyển hóa thành độc tố heterocyclic amines (HCA), được biết đến là các chất gây ung thư nguy hiểm nhất.
10. Bỏng ngô quay bằng lò vi sóng
Bỏng ngô hay bắp rang bơ quay lò vi sóng là một món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, bạn phải hết sức cẩn thận với loại thực phẩm này.
Chất độc này nằm trong lớp chống dính ở mặt trong túi đựng bỏng, khi được quay ở nhiệt độ cao sẽ phân hủy thành hợp chất acid perfluorooctanoic, một chất gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư gan.
11. Sử dụng thực phẩm đóng hộp
Mặc dù sự tiện lợi của thực phẩm đóng hộp là không thể chối cãi nhưng chúng cũng khá nguy hiểm.
Hút chân không trong các hộp kim loại được lót bằng một lớp phủ bằng nhựa chính là thủ phạm. Lớp lót bằng nhựa Bisphenol A có thể dẫn đến sự mất cân bằng hormone và biến đổi di truyền. Điều này làm cho thực phẩm đóng hộp trở thành một trong những nguyên nhân gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
12. Uống soda
Bạn có thể tránh đồ uống có đường vì sợ tăng cân nhưng nếu những ly soda xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn thì đồng nghĩa với việc bạn đang tự tạo nguy cơ phát triển ung thư cho mình. Nguyên nhân chính nằm ở chất làm ngọt nhân tạo. Một số nghiên cứu đã liên kết chất saccharin và cyclamate có trong soda với ung thư bàng quang và aspartame với các khối u não.
13. Dùng kem chống nắng
Nhận thức về nguy cơ ung thư da và lão hóa sớm do tiếp xúc với tia UV từ mặt trời đã làm gia tăng thói quen sử dụng kem chống nắng. Tuy nhiên, Zinc oxide - một thành phần phổ biến trong kem chống nắng lại có thể phá hỏng ADN, góp phần vào sự phát triển của các tế bào ung thư.
14. Thuốc diệt cỏ
Giúp làm sạch cỏ dại nhưng nhược điểm lớn nhất của nó là thải hóa chất vào đất và nước, từ đó ảnh hưởng tới nguồn thực phẩm của chúng ta. Tổ chức Y tế Thế giới đã lên tiếng lo ngại về nguy cơ ung thư do thành phần hoạt chất như Glyphosate có trong thuốc diệt cỏ gây ra.
Trước khi bạn 30 tuổi hoặc nếu bạn đã 30 tuổi, bạn nên thực hiện và duy trì những thói quen lành mạnh dưới đây để...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn