Chiều 23/9, GS-TS Phạm Duy Tường, bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm Trường ĐH Y Hà Nội, cung cấp cho Pháp Luật TP.HCM thông tin trên.
Theo ông Tường, hóa chất nói trên không nằm trong danh mục cho phép sử dụng trong thực phẩm, cũng không nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng do Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT ban hành. “Do có tính kiềm cao nên hóa chất nói trên có thể gây bỏng da, viêm kết mạc nếu tiếp xúc trực tiếp. Khi hít vào gây tổn thương cơ quan hô hấp, phổi…” - ông Tường nói.
“Hóa chất 6-benzylaminopurine một khi đã ngấm vào giá đỗ sẽ không thải hết khi ngâm trong nước sạch. Dư lượng hóa chất tồn dư trong giá đỗ sẽ gây nguy hại sức khỏe người sử dụng” - ông Tường lưu ý.
Như Pháp Luật TP.HCM đưa tin, vào lúc 23 giờ ngày 22-9, Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang ông Đỗ Như Báo (phường Hố Nai, TP Biên Hòa) sử dụng hóa chất không có nguồn gốc để sản xuất giá đỗ.
Theo ông Báo, hóa chất được pha loãng với nước lạnh rồi tưới trực tiếp lên hạt đậu nhằm mục đích kích thích hạt đậu nảy mầm nhanh, mập, trắng, đẹp và tươi lâu.
Bước đầu, cơ quan công an đã lập biên bản vi phạm hành chính. Đồng thời thu giữ 5 kg hóa chất và lấy một số mẫu giá đỗ phân tích để có cơ sở xử phạt vi phạm.
Theo Trần Ngọc
Pháp luật TPHCM
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn