Cụ thể, trên sàn thành phố Hồ Chí Minh, khối ngoại mua ròng hơn 40 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 2.273 tỷ đồng. Thực phẩm và đồ uống nổi bật nhất với giá trị mua ròng áp 1.242 tỷ đồng, chiếm gần 55% tổng giá trị mua ròng. Trong đó, giá trị mua ròng đối với cổ phiếu VNM của Vinamilk lên đến 932 tỷ đồng và cổ phiếu VHC của Thủy sản Vĩnh Hoàn 410 tỷ đồng. Đây là hai mã cổ phiếu có đóng góp nhiều nhất vào giá trị mua ròng của khối ngoại, chủ yếu thông qua giao dịch thỏa thuận của cổ đông lớn.
Ở chiều ngược lại, bất động sản vẫn là ngành dẫn đầu nhóm bị bán ròng, nhưng trong tháng Tư, cổ phiếu NVL của Novaland đã “soán ngôi” VIC để trở thành mã bị bán ròng nhiều nhất. Khối lượng bán ròng tại NVL là khoảng 5,8 triệu cổ phiếu ứng với giá trị 406 tỷ đồng. Đáng chú ý, việc bán ròng chủ yếu thực hiện qua phương thức khớp lệnh tại ngày 7/4, đúng 2 ngày sau thông tin NVL không tiếp tục tham gia tái cơ cấu Sacombank.
Trong khi đó trên sàn Hà Nội, khối ngoại đã chuyển sang bán ròng nhẹ 23 tỷ đồng trong tháng qua. Ngành dầu khí với những thông tin kém tích cực đến từ PVS cũng là nhóm ngành bị bán ròng nhiều trên HNX.
Giao dịch của 2 quỹ ETFs ngoại không có nhiều biến động. Trong tháng Tư vừa qua, 2 quỹ bị rút ròng tổng cộng 5,4 triệu USD. Lũy kế 4 tháng, tổng số vốn rút khỏi thị trường thông qua 2 quỹ ETFs này xấp xỉ 16 triệu USD.
Sau kỳ nghỉ lễ dài bốn ngày, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp đà hồi phục trong tuần giao dịch chỉ với ba phiên với mức tăng điểm khá nhẹ. VN-Index lấy lại mốc tâm lý quan trọng 720 điểm và HNX-Index đang dần tiến sát mốc tâm lý 90 điểm. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 2,27 điểm (+0,3%) lên 720 điểm; HNX-Index tăng 0,17 điểm (+0,2%) lên 89,71 điểm.
Thanh khoản trung bình mỗi phiên trong tuần này tiếp tục tăng trưởng với hơn 4.600 tỷ đồng giao dịch trên hai sàn. Cụ thể, trên HOSE, giá trị giao dịch đạt 12.332 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch là 635 triệu cổ phiếu. Trên HNX, giá trị giao dịch đạt 1.560 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch là 149 triệu cổ phiếu.
Trong tuần hồi phục thứ hai của thị trường, độ rộng thị trường cũng được cải thiện tích cực với gần như toàn bộ các nhóm ngành đều tăng trưởng tích cực. Thông tin Moody’s nâng hạng tín nhiệm của 8 ngân hàng Việt đã hỗ trợ tích cực cho nhóm ngành ngân hàng trong tuần này với mức tăng giá trị vốn hóa là 2,2%. Đây cũng là nhóm cổ phiếu trụ cột của thị trường trong tuần này, đóng góp chủ yếu vào mức tăng của hai chỉ số chính, với các cổ phiếu tiêu biểu như ACB (+1,3%), CTG (+2,3%), MBB (+5,7%), STB (+4,8%), VCB (+2,8%). Ở chiều ngược lại, ngành tiện ích cộng đồng giảm mạnh nhất khi mất 1% giá trị, cổ phiếu lớn nhất trong nhóm này là GAS (-1,6%).
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn