Trong mâm cỗ Tết của người Việt Nam, những món như giò, chả, bánh chưng… không thể thiếu. Khi đời sống được nâng cao, người ta thường tìm tới những nơi làm ngon, uy tín, nổi tiếng cho dù giá cả có đắt hơn.
Điểm danh một số quán giò chả, bánh chưng, dưa hành có tiếng tại Hà Nội, không thể không kể tới là cửa hàng Quốc Hương (số 9 Hàng Bông); giò bà Lũy (Trần Xuân Soạn), giò chả Ước Lễ Chín Thu (phố Nguyễn Cao)
Và còn rất nhiều địa chỉ khác mà chị em mách nhau trên khắp các diễn đàn. Tùy vào khẩu vị, thói quen của từng người, mỗi cửa hàng nhận đặt đồ thực phẩm ngày Tết lại mang hương vị riêng.
aFamily xin gợi ý với bạn một số địa chỉ mua đồ thực phẩm cho mâm cỗ ngày Tết. Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là nên gọi điện đặt từ sớm (thường từ ngoài Rằm tháng Chạp các cửa hàng đã nhận đặt). Dù có đặt trước, nhưng tới ngày nhận hàng, bạn cũng nên đến sớm, tránh chen chúc gây mất thời gian, mệt mỏi.
Một chú ý nhỏ nữa, giá cả năm nay tăng khá mạnh. Nhiều cửa hàng “nước đôi” trong khi nhận đặt, bạn nên khéo léo thỏa thuận để không mất tiền oan.
Nếu không quá cầu kỳ trong mâm cỗ Tết, aFamily khuyên bạn nên lựa chọn hàng quen ngay tại khu chợ gần nhà. Không phải nơi nổi tiếng nào cũng ngon vì khi nhu cầu quá đông họ hay làm dối dá. Lúc đó, những hàng quen bạn hay mua hàng ngày lại phát huy tác dụng hữu ích.
1. Giò xếp hàng Quốc Hương
Không phải xếp hàng quanh năm như hàng phở tại phố Bát Đàn, nhưng hàng giò chả Quốc Hương (số 9 Hàng Bông) cứ vào dịp Tết lại quá tải. Mặc dù có in số điện thoại, cũng nhận đặt hàng, tuy nhiên, nếu khách hàng cứ bình chân chờ hàng đặt thì có lẽ tới... Tết tây năm sau mới có bánh để ăn.
Chủ cửa hàng bánh phân trần rằng, khách đặt đông quá, lượng bánh bán ra mỗi ngày vài trăm cái, có nhận là cho họ biết mình còn bánh, nhưng nếu họ không nhanh chân thì mình cũng chẳng đảm bảo bánh còn
Bánh chưng Quốc Hương được nhiều người nhận xét có vị mặn mà, ăn dẻo và hình thức đẹp. Các nguyên liệu làm bánh được chủ cửa hàng chọn lựa kỹ càng, khâu sơ chế đảm bảo vệ sinh. Bánh chưng vuông vức vì được cho vào khuôn gói, khi luộc kỹ để bánh dền.
Ngoài bánh chưng, giò chả tại đây cũng được nhiều người tín nhiệm. Bí quyết làm giò ngon là phải lấy thịt từ lúc xả lợn, còn nóng hôi hổi, sau đó quạt nguội, cho vào say kỹ. Đặc biệt, để giữ được hương vị tự nhiên, nước mắm loại bình thường khi cho vào giò, chả sẽ ngon hơn là dùng nước mắm nguyên chất.
Về giá cả, vì chưa vào lúc cao điểm (từ 23 tháng Chạp trở đi), giá bánh chưng vào khoảng từ 40.000-80.000 đồng/cái (từ 800g đến 1,6g); giò lụa: 150.000 đồng/kg, giò bò 170.000 đồng/kg, giò gà 230.000 đồng/kg…
2. Giò Ước Lễ
Nổi tiếng khắp cả nước về làng nghề làm giò. Tuy nhiên, một điểm ít người biết là làng giò Ước Lễ hiện nay rất ít hộ làm giò để bán trên diện rộng mà chủ yếu cung cấp cho người dân tại làng.
Thế nhưng thương hiệu giò, chả Ước Lễ lại nổi tiếng khắp xa gần. Nguyên nhân là người trong làng đi khắp nơi để lập nghiệp bằng chính nghề làm giò, chả, họ cũng không quên giữ thương hiệu của làng nghề của mình.
Tại Hà Nội, khá nhiều hàng giò, chả thương hiệu Ước Lễ. Xin giới thiệu 2 hàng được nhiều chị em “bình chọn”.Đầu tiên là hàng Hương Lan (166 Tây Sơn) bên cạnh gò Đống Đa. Tại đây có rất nhiều loại thực phẩm bạn có thể chọn cho ngày Tết như dưa hành, bánh chưng, giò, chả lợn, giò bò, chả quế…
Giò lụa tại đây rất ngon, giữ được độ giòn, dai mà vẫn thơm hương vị tự nhiên. Trên biển hiệu của quán, có dòng chữ đảm bảo không dùng hàng the, chất bảo quản trong chế biến.
Theo chị chủ quán, sở dĩ giò nhà chị có độ giòn là do khi chế biến, từ khâu nguyên liệu đã phải tuyển kỹ. Lợn làm giò phải là lợn khỏe, thịt làm giò phải là thịt nạc thăn hoặc nạc mông, lọc sạch gân, mỡ, thái mỏng rồi cho vào giã.
Thịt ngon phải là thịt tươi, sờ tay vào còn có nhựa, khi thái các miếng thịt cuốn theo dao của người thái. Sau khi thái mỏng, thịt được cho vào cối giã cho đến khi dẻo quánh, không còn dính đầu chày, chế nước mắm, muối, mì chính vào thúc thật đều
Giò được gói bằng lá chuối tây, cuộn thật chặt, cuốn bẻ 2 đầu để nước không vào. Lá gói phải sát vào khoanh giò. Khi luộc, tùy theo cỡ giò, người Ước Lễ để ý thời gian vớt thích hợp. Thông thường thời gian luộc khoảng 45 phút đối với 1kg giò lụa, 55 phút với 1kg giò bò là chín. Giò thành phẩm mịn nhẵn, khi cắt khoanh giò ra có màu hồng nhạt, ăn phải giòn, còn thơm mùi thịt.
Ngoài cửa hàng Hương Lan, bạn có thể tìm mua giò Ước Lễ chính hiệu tại cửa hàng Chiến Thu (Số 5 - Ngõ 5 - Nguyễn Cao - Hai Bà Trưng - Hà Nội).
3. Một số địa chỉ cửa hàng giò chả ngon
Cũng được nhiều chị em “mách nhau”. Tùy vào từng khu vực để thuận tiện đi lại và đặt hàng, bạn có thể tìm tới những địa chỉ sắm mâm cỗ ngày Tết như Giò Chả Ước Lễ 28 Ngõ Phước Lộc, Hàng Bạc, Giò chả Ước Lễ 28 Tô Tịch
Cửa Hàng Giò Chả Ước Lễ 28 Tô Tịch khá nổi tiếng vì chất lượng cả hợp lý. Có một câu chuyện vui mọi người hay truyền miệng: “Con dâu Hà Thành mới về nhà chồng, nếu gặp phải bà mẹ kỹ tính, chắc chắn sẽ được dặn: mỗi khi nhà có lễ Tết, hay đến kỳ giỗ chạp, muốn có đĩa giò ngon và rẻ, nên mua ở hàng bà cụ người Ước Lễ hay ngồi hàng trước ngõ nhà 18 phố Tô Tịch”...
- Hàng giò chả bà Lũy (Trần Xuân Soạn),
- Giò chả Minh Hương - 24 Ấu Triệu - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Điện thoại: 0972870986.
- Bánh chưng ở Hàng Than, dốc Hòe Nhai hàng chị Liên( gần hàng bán dưa cà).
- Giò gà ở hàng xôi Mai Hắc Đế. Từ ngã tư Mai Hắc Đế - Tô Hiến Thành đi ngược lên phố thì qua 3-4 nhà là đến, bên tay phải
- Hàng bánh mỳ Như Lan trên đường Kim Mã đối diện khách sạn DAEWOO đến dịp Tết sẽ bán thêm các loại giò, chả, bánh chưng.
- Số 108 Hàng Buồm, cửa hàng thịt quay có bán cả giò chả, bánh chưng.
p{ line-height: 1.5; margin-bottom: 10px; }
Nguồn tin: www.lamsao.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn