Trong suy nghĩ của con cháu đời sau, Hoàng đế thường được xem như người "phú hữu tứ hải", ngồi trên núi vàng núi bạc của cả thiên hạ. Vì vậy nhiều người thường nghĩ rằng các phi tần, thê thiếp của nhà vua đều sẽ được hưởng thụ cuộc sống ăn sung mặc sướng, tiêu tiền như nước.
Tuy nhiên, trái ngược với tưởng tượng của chúng ta, thực tế là các hậu phi trong lịch sử Trung Hoa vốn không có quyền tự do tiêu xài tiền bạc mà cũng chỉ được phát bổng lộc ở một mức nhất định.
Theo sử sách ghi lại, bổng lộc vua ban được các phi tần dùng để chi tiêu và trang trải các nhu cầu cuộc sống thường ngày. Cụ thể:
Đầu tư vào việc làm đẹp: Dù được phát trang phục, nữ trang nhưng không hẳn phi tần nào cũng hài lòng với những gì được ban tặng. Để được vua yêu thương, sủng ái các phi tần sẽ tự chọn thêm cho mình những trang phục thật lộng lẫy.
Và để có lụa đẹp, trang sức đắt tiền họ tìm cách “hối lộ” cho thái giám và thị nữ để những người này giúp họ chọn trang phục như ý. Do đó, việc làm này đã tiêu tốn của họ không ít bổng lộc.
Được vua ân sủng nhưng các nàng vẫn không yên tâm- Ảnh minh họa.
Chi tiền để “hối lộ” thái giám: Dù là chủ nhân nhưng các phi tần vẫn dành một sự quan tâm "không hề nhẹ" với thái giám.
Họ làm thế là để có cuộc sống thoải mái, an nhàn và có nhiều cơ hội tiếp cận Hoàng đế hơn. Thái giám ở gần vua, biết mọi động tĩnh của vua, chỉ cần vua yêu ai, sủng ái ai hơn là càng nàng đều nắm rõ. Chưa kể, chính những kẻ hầu hạ cạnh vua đôi khi cũng có thể hiến kế giúp các nàng “thăng tiến” và tranh giành được nhiều sủng hạnh hơn.
Chăm sóc cho hoàng tử, công chúa: Theo đó, hoàng tử và công chúa các đời trong cung vốn đều được sắp xếp dạy dỗ, nuôi nấng. Tuy rằng không cần dùng tiền của mẹ họ nhưng những phi tần này đều muốn vì con mình mà làm chút gì đó. Ví dụ như mua cho con mình một vài món đồ chơi, hối lộ người được sắp xếp chăm sóc con mình để họ có thể quan tâm kỹ càng hơn. Những điều này đều là cực kỳ quan trọng bởi những tranh đấu trong hậu cung dù nói là chuyện của người lớn nhưng khi cuộc tranh đấu trở nên khốc liệt liên quan đến danh phận thì những đứa trẻ cũng trở thành công cụ đắc lực để tranh quyền đoạt vị.
Hỗ trợ cha mẹ già ở quê hương: Không phải hết thảy phi tần trong cung đều xuất thân từ danh gia vọng tộc, gia đình giàu có, có không ít phi tần sinh ra trong gia tộc nghèo khó vẫn phải giúp đỡ gia đình mình nên phải gửi tiền về cho người nhà, giúp đỡ chi phí trong nhà.
Ngoài ra còn có những gia đình trong thời điểm tranh quyền đoạt thế thất bại, không có chỗ đứng thì cuộc sống sẽ cực kỳ khó khăn, chủ yếu sẽ phải nương nhờ phi tần nơi hậu cung. Vì vậy mà tiền họ gửi về gia đình có thể là khoản tiền rất quan trọng và thiết yếu để ít ra có thể giúp gia đình mình bảo đảm vấn đề ấm no về sau.
Các phi tần cũng nhiều dã tâm khi muốn vua chỉ sủng ái mỗi mình mình- Ảnh minh họa.
Đầu tư tiền để mua chuộc phe phái: Nhiều phi tần vốn không yên phận, để củng cố tốt cho địa vị của mình, các nàng tìm mọi cách để "giữ ghế”trong đó có việc mua chuộc các phe phái trong thiên hạ. Đặc biệt, các nàng sẽ bàn mưu tính kế lôi kéo các vị quan đương triều và khi cần, những người này sẽ ra mặt để đề cử cho các nàng và gia đình mình. Bởi vậy, các nàng luôn muốn giữ mối quan hệ hòa hảo với các vị quan này.
Kết lại, những vấn đề phải tiêu tiền trong hậu cung nhiều vô kể. Nếu với những phi tần bổng lộc thấp, không được ân sủng thì tiền nong là vấn đề khiến các nàng vô cùng đau đầu. Lịch sử minh chứng, cũng vì để có được ân sủng, nhiều phi tần không ngừng bất chấp thủ đoạn, thậm chí ra tay tàn độc để có được tình yêu vĩnh viễn của vua. Đổi lại, nếu thành công đời các nàng một bước lên hương, và nếu… thất bại các nàng chấp nhận cả đời sống ở lãnh cung để “sám hối”.
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/tiet-lo-choang-ve-bong-loc-cua-phi-tan-tien-bao-nhieu-cung-h...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn