Động cơ này hiện đang được dùng cho các mẫu Scenic và Grand Scenic ở châu Âu và sẽ được dùng cho các mẫu xe khác của Renault từ năm 2018.
Động cơ 4 xy-lanh này sử dụng một loạt công nghệ, như Bore Spray Coating, công nghệ sơn phủ xy-lanh của mẫu Nissan GT-R, cùng hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp và hệ thống điều khiển van biến thiên (Dual Variable Timing Camshaft) được giới thiệu là giúp tăng mô-men xoắn ở tốc độ động cơ thấp hơn.
Có 3 phiên bản khác nhau của động cơ này, gồm bản tiêu chuẩn Energy TCe 115 cho công suất 115 mã lực tại 4.500 vòng/phút và mô-men xoắn 220 Nm tại 1.500 vòng/phút; cao hơn là phiên bản Energy TCe 140 với công suất 140 mã lực tại 5.000 vòng/phút và mô-men xoắn 240 Nm từ 1.600 vòng/phút.
Cao nhất là phiên bản Energy TCe cho công suất 160 mã lực tại 5.500 vòng/phút và mô-men xoắn 260 Nm tại 1.750 vòng/phút khu kết hợp với hộp số sàn 6 cấp. Với hộp số tự động ly hợp kép (EDC), mô-men xoắn tối đa tăng 10 Nm và đạt được ở tốc độ động cơ 1.800 vòng/phút. Trong khi bản Energy TCe 115 chỉ đi cùng hộp số sàn 6 cấp, thì các bản khác có tuỳ chọn hộp số tự động EDC.
Vì có sự hợp tác phát triển của Daimler, nên có thể mẫu Mercedes-Benz A-Class thế hệ tới có thể sẽ dùng động cơ tăng áp này. Tương tự, các xe của Nissan và Mitsubishi có thể cũng sẽ dùng động cơ này, vì hai thương hiệu này thuộc liên minh PSA.
Nhật Minh
Theo Paultan
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn