Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, gần 4 tháng sau khi Nghị định 116 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh xe hơi có hiệu lực (bắt đầu từ ngày 17/10/2017 đến hết ngày 15/2/2018), lượng xe con nhập khẩu về Việt Nam đã giảm gần 5 lần so với cùng kỳ năm trước, với khoảng 4.780 chiếc xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi.
Và sát đến thời điểm Thông tư 03/2018/TT-BGTVT chính thức có hiệu lực, một hội nghị được tổ chức tại Văn phòng Chính phủ để tiếp tục lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp trong khi trên thực tế, các điều khoản quy định đối với việc kinh doanh nhập khẩu ôtô tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP và cả những hướng dẫn thực hiện tại Thông tư 03/2018/TT-BGTVT sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/3/2018 tới đây.
Cũng trong cuộc gặp mặt này, rất nhiều vẫn là các ý kiến đã được các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô đưa ra trước đó và được ban tổ chức “ghi nhận và sẽ có đề xuất với Thủ tướng các giải pháp sửa đổi, bổ sung cho hợp lý”.
Tuy nhiên, nếu như có một sự thay đổi về Thông tư hướng dẫn hay Nghị định thì đó là một quá trình cần rất nhiều thời gian (chưa kể uy tín của Chính phủ sẽ bị ảnh hưởng do chính sách thay đổi quá nhanh), và trong thời gian này, không còn cách nào khác, các hãng xe tại Việt Nam buộc phải tìm mọi cách để đáp ứng các yêu cầu này (đường thử dài 800m, giấy giấy chứng nhận kiểu loại), chưa kể các điều kiện mới có trong thông tư hướng dẫn (chứng nhận kiểu loại lốp/gương/đèn/kính, giấy chứng nhận chất lượng doanh nghiệp sản xuất tại nước sở tại)...
Sau khi không có kế hoạch lắp ráp mẫu Swift, Suzuki tại Việt Nam đứng trước giai đoạn khó khăn khi toàn bộ các dòng xe du lịch sẽ không thể cung cấp ra thị trường trong thời gian tới, do quyết định thực hiện nhập khẩu từ các nước khác trong khu vực.
Chính vì thực tế đó, thời gian tới đây, khi mà các mẫu xe mới cần có thời gian hoàn thành thủ tục mới có thể xuất hiện tại thị trường Việt Nam, một số dòng xe được đánh giá là sẽ khan hiếm và không tránh khỏi việc người dân sẽ phải bỏ nhiều tiền hơn nếu muốn sở hữu xe.
Bị ảnh hưởng nhiều nhất vào thời điểm này nếu muốn nhập khẩu xe sẽ là các doanh nghiệp hiện tham gia phân khúc xe hạng sang và siêu sang vốn được nhập khẩu toàn bộ từ nước ngoài, như Rolls-Royce, Bentley, Audi, BMW, Lexus, Infiniti, Jaguar Land Rover, Maserati, Volvo và Volkswagen…
Theo quy định mới, toàn bộ xe nhập khẩu sẽ phải được kiểm định theo từng lô và từng chủng loại, nên các mẫu xe siêu sang hay siêu xe thể thao với tính Cá nhân hoá (đặc trưng riêng của từng khách hàng) sẽ phải được kiểm định thực tế mới đủ điều kiện thông quan.
Trong số các thương hiệu xe hạng sang, Mercedes-Benz là thương hiệu duy nhất có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam, nhưng cũng sẽ chỉ có một số mẫu xe được lắp ráp trong nước, như C-Class, E-Class, S-Class và mẫu SUV GLC (phiên bản coupé của mẫu xe này cũng được nhập khẩu nguyên chiếc)…; còn lại đều được nhập khẩu nguyên chiếc.
Đối với phân khúc xe bán tải, toàn bộ xe bán tải tại Việt Nam đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan (ngoại trừ chiếc UAZ Pick-up được nhập khẩu từ Nga) nên cũng nằm trong yêu cầu phải đáp ứng các tiêu chí mới của chính sách quản lí.
Danh sách các mẫu xe nhập khẩu và lắp ráp của một số thương hiệu ôtô tại Việt Nam đáng chú ý:
Việt Hưng
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn