Tôi ủng hộ người Mỹ bắt lỗi nói tiếng Anh của giáo viên Việt

Thứ ba - 22/08/2017 17:58

Tôi ủng hộ người Mỹ bắt lỗi nói tiếng Anh của giáo viên Việt

Không ai ghét hay miệt thị người Việt cả, họ yêu đất nước và con người nơi đây nên mới tìm hiểu và đưa ra những góp ý cần thiết. 

Thầy Ce Phan - giáo viên dạy tiếng Anh ở TP HCM, vừa chia sẻ với độc giả VnExpress quan điểm của mình sau khi xem video "bóc mẽ" phát âm của giáo viên Việt của một giảng viên người Mỹ. 

Nếu Dan Hauer chỉ trích giáo viên tiếng Anh (người Việt) bằng tiếng Anh thì tôi chỉ nghe anh ấy một phần. Khi Dan có thể bình luận chuyện giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam bằng tiếng Việt thì tôi nể anh ấy bội phần. Tại sao?

 Trích đoạn video giảng viên người Mỹ cho rằng một giáo viên Việt phát âm âm cuối tiếng Anh chưa chuẩn:

 

Thầy giáo dạy tiếng Anh người Mỹ Dan Hauer vừa làm video "bóc mẽ" phát âm của giáo viên Việt. Trong video, thầy Dan lấy những đoạn hội thoại do thầy cô người Việt đến từ nhiều trung tâm tiếng Anh khác nhau làm ví dụ minh họa, để thử xem hai người Mỹ bản xứ, là bố mẹ của Dan,  có hiểu được họ đang nói gì không.

Kết quả là bố mẹ của Dan không hiểu được phần lớn những câu tiếng Anh do giáo viên Việt nói, vì họ đã mắc những lỗi phát âm cơ bản như nhấn sai trọng âm, quên âm cuối, phát âm sai...

Sau khi đăng tải, nhiều ý kiến cho rằng tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ nên các giáo viên Việt không thể nói chuẩn như người bản xứ, số khác thì cho rằng đã dạy tiếng Anh thì cần phải chuẩn.

Nhớ lại thuở trước, tôi từng được rất nhiều người Việt giỏi tiếng Anh cũng như người bản xứ góp ý về cách sử dụng tiếng Anh của mình. Tôi đã phản bác lại trong nhiều trường hợp, nhưng thường thì một người biết hai ngoại ngữ trở lên sẽ cho tôi những nhận xét đáng để học hỏi hơn.

Cũng có dạo tôi dạy tiếng Việt cho một thầy giáo tiếng Anh và chúng tôi trao đổi rất nhiều về chuyện giảng dạy một ngoại ngữ trong hai trường hợp: chỉ sử dụng một ngôn ngữ trong lớp học hay sử dụng song ngữ (hoặc có thể đa ngữ). 

Chúng tôi thống nhất với nhau ở một số điểm:

Dạy tiếng Anh cho trẻ con thì chỉ nên dùng tiếng Anh và ngôn ngữ hình thể trong lớp học. Nội dung bài học nên được lược giản để thay vào đó là những điều cô đọng và lặp lại hết hợp với các hoạt động trên lớp. Cũng vì thế mà về sau, đứa trẻ lớn lên sẽ giao tiếp tiếng Anh khá giống với người bản xứ.

(Xem thêm: 'Nên tập trung học nghe tiếng Anh hơn là viết ')

Dạy tiếng Anh cho người lớn mà chỉ áp dụng tiếng Anh trong lớp là một bất lợi vô cùng lớn bởi vì người lớn đã có một bộ não phát triển hoàn chỉnh (kiến thức có được qua tiếng Việt vượt trội hơn khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh), vì thế họ sẽ tiếp thu một lượng kiến thức tiếng Anh nhanh và nhiều hơn con nít.

Tuy nhiên do đặc thù về công việc và những trở ngại khác khiến họ không thể dành nhiều thời gian để học tiếng Anh như các bạn trẻ, nên việc nắm bắt bài học ở mức tương đối sẽ phù hợp hơn là kéo dài chương trình học trong nhiều năm. Áp dụng song ngữ Anh - Việt như thế nào trong lớp học tuỳ thuộc vào trình độ của người học, cụ thể như: 

- Ở trình độ căn bản tới sơ trung cấp thì việc dạy song ngữ Anh-Việt sẽ cực kỳ hiệu quả.

- Ở trình độ trung cấp trở lên thì có thể dạy và sử dụng 90% tiếng Anh trong lớp và dần về sau thì sẽ sử dụng 100% tiếng Anh.

(Xem thêm:  'Học tiếng Anh giống chạy bộ, không cần năng khiếu' )

Quay trở lại với câu chuyện của anh Dan Hauer. Anh ấy chê giáo viên người Việt phát âm tiếng Anh không tốt thì không có gì sai cả. Nhiều ý kiến bàn tán rằng anh ấy thuộc "phong trào bài trừ giáo viên người Việt dạy tiếng Anh".

Đây là suy nghĩ không có căn cứ vì kiểu gì thì những giáo viên người Việt vẫn đang có đóng góp nhất định trong tiến trình cải thiện khả năng Anh ngữ ở Việt Nam. Bên cạnh họ, những giáo viên nước ngoài đến đây và có những bổ sung rất cần thiết để giúp quá trình này hoàn hảo hơn. 

>> Chia sẻ video, bài viết của bạn về dạy, học tiếng Anh ở Việt Nam tại đây.

Theo tôi biết, hiện tại các giáo viên ở các tổ chức giảng dạy ngoại ngữ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM được khuyến khích học tiếng Việt và thậm chí trong nhiều chương trình học họ phải bắt buộc giao tiếp được tiếng Việt ở chừng mực nào đó thì mới được đứng lớp hoặc phải có giáo viên trợ giảng. 

Ở nước Nhật, giáo viên người Nhật vẫn là giáo viên chính trong các chương trình học phổ thông, giáo viên người nước ngoài chỉ đóng vai trò làm trợ giảng cho họ để bổ sung điểm yếu về khả năng giao tiếp tiếng Anh của giáo viên tại địa phương. Nước Nhật đã duy trì mô hình này được khoảng vài năm và họ đang gặt hái những thành quả tốt đẹp ban đầu từ kiểu kết hợp này.

(Xem thêm:  Tôi dạy con trai nói tiếng Anh từ 3 tuổi như thế nào )

Càng nhiều những người nước ngoài nói tiếng Việt như Dan Hauer thì chúng ta sẽ càng có lợi. Quân sư đứng ngay trước mặt chứ đâu xa. Tôi tin rằng không có ai đến đây để thù ghét hay miệt thị người Việt cả. Họ yêu đất nước và con người nơi đây nên mới tìm hiểu và đưa ra những góp ý cần thiết. 

Có một câu châm ngôn của cựu tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela: ""If you talk to a man in a language he understands, that goes to his head. If you talk to him in his language, that goes to his heart." (tạm dịch: Nếu bạn nói chuyện với một người bằng một ngôn ngữ mà anh ấy có thể hiểu, bạn đã đi được vào tâm trí của người đó. Nếu bạn nói chuyện bằng chính ngôn ngữ của anh ta thì bạn đã chiếm trọn được trái tim).

>> Xem thêm:  Giáo viên Tây chỉ 1.001 bí quyết học tiếng Anh cho người Việt

Ce Phan

Lý Nhã Kỳ gây 'bão' với video nói tiếng Anh
Giáo viên Tây lý giải vì sao người Việt khóhọc tiếng Anh

Chia sẻ video, bài viết của bạn tại đây.

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây