Tết Độc lập và lễ hội đua thuyền truyền thống ở Quảng Bình

Thứ sáu - 02/09/2016 11:57

Tết Độc lập và lễ hội đua thuyền truyền thống ở Quảng Bình

Người dân Lệ Thủy gọi ngày 2/9 là Tết Độc lập, thời điểm này cũng diễn ra nhiều lễ hội lớn.

Ngày 2/9 được người dân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) gọi là Tết Độc lập, thời điểm này cũng diễn ra nhiều lễ hội lớn. Đây còn được xem là dịp thể hiện lòng thành kính với Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ngày Tết Độc lập, dù ở xa hay bận rộn, người dân Lệ Thủy vẫn sắp xếp trở về quê hương. Đến nơi, họ tập hợp gia đình đông đủ rồi cùng nhau đến thăm nơi thờ Bác Hồ và Đại tướng. Đó là nét văn hóa đặc biệt mang đậm tính nhân văn, nó hình thành từ ý thức, lòng kính trọng của người dân đối với các vị anh hùng dân tộc.

Sau buổi thăm viếng, các thành viên trong gia đình trở về quây quần, cùng nhau chuẩn bị mâm cơm thành kính dâng lên bàn thờ Bác Hồ và Đại tướng. Với bánh tét làm từ nếp thơm, các món ăn dân giã như vịt đồng, cá lóc, lươn, ếch, rượu chưng cất từ gạo tám đuôi đỏ, mâm ngũ quả... bữa cơm dần hoàn thiện, tuy giản dị nhưng thể hiện sự trù phú của quê hương Lệ Thủy.

Tết Độc lập cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội lớn nhỏ ở tỉnh Quảng Bình, trong đó phải kể đến cuộc thi đua thuyền truyền thống.

Đua thuyền truyền thống ở Quảng Bình.

Để chuẩn bị cho cuộc đua thuyền, trước đó từ giữa tháng 8, các bác nông dân, các trai làng lực lưỡng, và chị em phụ nữ đã gác lại công việc đồng áng, trở thành những "vận động viên bơi thuyền". Họ hăng say tập luyện vì màu cờ sắc áo của thôn mình.

Sáng 2/9, khán giả tập trung ở hai bên tả ngạn và hữu ngạn sông Kiến Giang. Họ mang theo cờ, hoa và tất cả các dụng cụ có thể phát ra âm thanh để cổ vũ cho các “trai bơi, gái đua”. 

Đáp lại sự cỗ vũ, các vận động viên cố gắng thi đấu như những chiến binh để đem lại kết quả tốt nhất cho đội mình, và dù thứ hạng thế nào thì vẫn là niềm tự hào của người dân trong thôn, xã.

Có thể nói, sự tưng bừng của lễ hội, sự nhân văn trong văn hóa ứng xử, và sự bình dị của vùng quê này đã tạo ra một nét đẹp văn hóa rất riêng, rất đậm đà bản sắc dân tộc. 

Đặc biệt, người dân luôn tự hào và cố gắng gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa đáng trân trọng đó. Bởi trong tiềm thức của họ đây cách thể hiện lòng yêu nước, sự kính trọng và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

>> Xem thêm:  Văn hóa xấu hổ

Nguyễn Tấn Phước

Văn hóa 'nhanh lên' của người Hàn Quốc

Giá trị đồng tiền từ văn hóa dịch vụ ở Nhật

Chia sẻ những hình ảnh, bài viết của bạn  tại đây.

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây