Hậu trường tập cuối phim Thương nhớ ở ai
Thương nhớ ở ai khép lại sau 34 tập phim. Tập cuối phát sóng vào chiều chủ nhật ngày 4.3 để lại nhiều dư vị tiếc nuối, hụt hẫng trong lòng khán giả.
Trong phần kết thúc phim, Hạnh sau đêm ân ái với người tình cũ của mẹ đã bỏ làng đi lên thành phố, sống trong xóm toàn đàn bà ế chồng, đơn thân. Một lần Hạnh bị công an bắt ở quê người vợ mới của Nghĩa – chồng cũ của Hạnh. Xót xa cho số phận Hạnh, cô phải nêu tên chồng cũ là cán bộ Nghĩa mới được tha cho về.
Hạnh từ chỗ bị chồng bỏ vì bị nghi ngờ không thể sinh con tới việc có con với Vạn mà không thể có được hạnh phúc
Phim chuyển biến tới khoảng thời gian 4 năm sau, Hạnh trở về làng dắt theo một cô con gái. Đó là đứa con của Hạnh và chú Vạn. Người đàn ông sau bao năm sống vò võ một mình, cuối cùng có được một gia đình nhỏ. Vậy nhưng, sự dè bỉu của dân làng khiến Vạn không thể đón nhận Hạnh và con của mình. Một lần nữa, anh lại bỏ làng ra đi.
Kết thúc phim là cảnh Hạnh bế con giữa con đường làng xa tít tắp. Cô tự nhủ: “Vạn một lần nữa bỏ chạy. Lần trước ông bỏ chạy vì mất tình yêu với u tôi còn lần này là khi hạnh phúc đến với ông. Tôi biết ông đi không phải vì sợ hãi mà là vì sự bình yên của những người mà ông yêu quý”.
Mặc dù đây là cảnh kết phim mở, khác với tiểu thuyết Bến không chồng nhưng khán giả vẫn không khỏi hụt hẫng. Nhiều người xem hy vọng phim sẽ không như truyện, các nhân vật chính sẽ có được hạnh phúc. Số phận nghiệt ngã của những con người như Vạn hay Hạnh tiếp tục phải chịu những dè bỉu của xã hội làm nhiều người xem xót xa, rơi nước mắt.
Vạn ngỡ ngàng khi thấy Hạnh trở về mang theo cô con gái
Độc giả Kim Yến viết: “Tập cuối hơi hụt hẫng, muốn xem thêm, thấy Hạnh khổ quá, đến hết phim vẫn khổ. Đúng là sống ở cái làng đấy không thể sống nổi với người dân cổ hủ”. Cùng quan niệm là độc giả Việt Anh: “Tôi đã trông chờ nhiều hơn ở tập cuối nhưng hơi hụt hẫng. Nhưng không thể hơn với cái xã hội bấy giờ. Người làng Đông lúc đấy thật đáng sợ, như quỷ dữ”. Một độc giả khác chia sẻ về cảm nghĩ một cái kết khác: “Mình muốn cái kết có hậu hơn ví dụ như Vạn và Hạnh sẽ vượt qua mọi trở ngại và sống hạnh phúc bên nhau. Xem đến đoạn Vạn bỏ đi thấy bực mình”. Nhiều ý kiến của khán giả mong muốn bộ phim có một cái kết có hậu hơn.
Nhưng nói như độc giả Minh Hà, đó là thực tế cuộc sống trong giai đoạn đó, không thể khác được. Minh Hà viết: “Theo dõi phim từ những tập đầu. Yêu thích bộ phim vì nó lột tả một cách chân thật nhất từ đời sống, hủ tục, con người giai đoạn 1955-1975. Họ nói phim bi thảm quá, ai oán quá. Nhưng cuộc sống giai đoạn này là vậy. Cám ơn bộ phim đã cho mình và thế hệ sau thêm trân trọng cuộc sống hiện tại hơn”.
Chia sẻ về cái kết, nữ diễn viên Trà My đóng vai Hạnh cho hay, kịch bản ban đầu khác với khi phát sóng. Ê-kíp phim đã phải hội ý và quay lại kết phim. Lúc đầu kết phim là cảnh Hạnh và con gái vấn khăn tang đi trên cánh đồng, sau khi Vạn treo cổ tự tử.
Trà My cho hay cô thích cái kết ban đầu hơn. Lý giải điều này, Trà My cho biết: “Cái kết đó mới diễn tả một cách chính xác nhất sự man rợ của một thời hủ tục, có thể nó sẽ là một cái kết dã man nhưng chính vậy sẽ là sự thức tỉnh sâu sắc nhất cùng thông điệp muốn gửi gắm cho chúng ta - những con người đương thời!”.
Bộ phim xoay quanh cuộc sống của những người phụ nữ ở một làng quê nông thôn miền Bắc trong khoảng thời gian 1954-1975. Kết phim, những người phụ nữ làng Đông vẫn là nạn nhân gián tiếp của chiến tranh, của những hủ tục. Nhân vật Hơn mất chồng một cách dã man vì bị dân làng đấu tố địa chủ nhưng sự thật chồng Hơn chỉ là người lương thiện, chỉ vì căm ghét sự sung sướng của kẻ ác mà bị bắn chết dã man. Nhân vật Nhân, vợ của liệt sĩ, bao lần muốn đến với Vạn nhưng không thể vượt qua định kiến dân làng. Cái bến không chồng trở thành nơi tụ họp của những người đàn bà có số phận bi thương, khao khát hạnh phúc nhưng không được.
Giữa những ý kiến trái chiều về chi tiết tình mẹ duyên con, Trà My lên tiếng và chia sẻ về bối cảnh quay cảnh nóng trong...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn