"Donald Trump có thể thua kiện vụ cấm nhập cư"

Thứ ba - 07/02/2017 06:15

"Donald Trump có thể thua kiện vụ cấm nhập cư"

Tiểu bang Washington có nhiều lợi thế thắng kiện, vì đã chứng minh được những thiệt hại mà họ phải chịu từ lúc Donald Trump ký sắc lệnh dừng nhập cư  từ7 nước. 

Luật sư Khanh, hiện làm việc tại Mỹ, chia sẻ với độc giả VnExpress vụ kiện giữa thẩm phán liên bang và Bộ Tư Pháp về luật di trú vừa được Tổng thống Donald Trump ký.

Sắc lệnh dừng nhập cư từ 7 nước của Donald Trump đã gây ra nhiều tranh cãi trong và ngoài nước Mỹ. Giờ thì vụ việc tới chỗ một số tiểu bang đã đâm đơn đi kiện chính phủ liên bang để hủy bỏ sắc lệnh này. Tôi chỉ xin bàn về vụ kiện giữa tiểu bang Washington và Donald Trump, vốn đã dẫn đến lệnh của tòa liên bang sơ thẩm bắt buộc phải dừng áp dụng sắc lệnh này trong cả nước Mỹ.

Khi một tổ chức hay cá nhân nào bị ảnh hưởng bởi một sắc lệnh của tổng thống Mỹ thì họ có thể kiện lên tòa án liên bang để hủy bỏ sắc lệnh này. Bên nguyên sẽ phải chứng tỏ là sắc lệnh này vi hiến. Khi một đơn kiện được nộp thì bên nguyên có thể nộp kèm một đơn xin tạm ngừng việc thi hành sắc lệnh.

Khi nhận đơn, tòa sẽ xét xem đơn xin tạm dừng việc thi hành sắc lệnh có được chấp thuận hay không. Khi thẩm phán liên bang chấp thuận thì sắc lệnh của tổng thống phải dừng ngay lập tức. Phía tổng thống có thể đưa lên tòa phúc thẩm, việc mà họ đã làm, nhưng tới giờ tòa phúc thẩm vẫn tiếp tục đình chỉ việc thi hành sắc lệnh này trong khi họ còn xem xét vấn đề.

(Xem thêm:  Sự thật về chính sách nhập cư của Donald Trump )

Vậy thì bên nào có khả năng thắng? Trước hết chúng ta nên hiểu rõ những điểm chủ chốt trong sắc lệnh gây ra tranh cãi này.

Sắc lệnh này tạm dừng nhập cảnh đối với mọi công dân mang quốc tịch của 7 nước, dù là họ có thẻ xanh hay có visa hợp pháp. Các chương trình xem xét và chấp nhận người tị nạn từ các nước này cũng bị tạm ngưng trong vòng 4 tháng. Còn Syria thì chương trình tị nạn sẽ bị dừng vô thời hạn.

Sắc lệnh lại nói rằng các nhóm người tị nạn thuộc các tôn giáo thiểu số từ các nước này sẽ được ưu tiên xem xét tị nạn khi chương trình hoạt động. "Tôn giáo thiểu số" ở 7 nước này, nói thẳng ra, là đạo Thiên Chúa hay Tin Lành.

Tiểu bang Washington kiện sắc lệnh này là vi hiến với các lý do: nó vi phạm điều luật đảm bảo mọi người đều được đối xử như nhau trước luật pháp; nó vi phạm quyền được đối xử như nhau trong vấn đề tôn giáo và thờ phụng; nó vi phạm quyền được tố tụng đầy đủ khi một người bị mất tự do; và nó vi phạm một điều luật có sẵn đã được quốc hội thông qua về di trú, trong đó nói rằng chính phủ khi xem xét di trú không được phân biệt đối xử dựa vào sắc tộc hay tôn giáo.

(Xem thêm:  Cô gái ủng hộ ông Trump bị đốt tóc ngay trên đường )

Để có được quyết định dừng thực hiện sắc lệnh này, tiểu bang Washington đã chứng minh rằng: Họ bị thiệt thòi dưới đạo luật này và có lý do để kiện, họ có khả năng lớn là sẽ thắng trong những điều khởi kiện được nêu như trên, và việc thực thi sắc lệnh này sẽ gây ra những hậu quả mà khó lòng khắc phục được.

Vậy thì những việc mà tiểu bang Washington cáo buộc như trên có khả năng được chứng minh trước tòa hay không? Câu trả lời là có, rất rõ ràng, nhưng vụ việc này không đơn giản như vậy.

Sắc lệnh này rõ ràng đã vi phạm điều luật công bằng với một số người chỉ vì quốc tịch của họ; nó cũng chỉ rõ ra là những người theo tôn giáo thiểu số ở các nước liên quan sẽ được ưu tiên, tức là vi phạm điều luật về tự do và công bằng với các tôn giáo; nó cũng khiến bao nhiêu người bị bắt giữ ở sân bay hay mắc kẹt ở Mỹ không thể về thăm nhà hay đi đâu cả, chỉ vì họ mang quốc tịch bị cấm, tức là sắc lệnh đã tước đi tự do của những người này mà không qua quá trình tố tụng nào cả.

Tuy vậy, những vi phạm hiến pháp này chỉ đúng với những người ở trong nước Mỹ. Còn ở ngoài nước Mỹ thì tổng thống có quyền quyết định ai được vào ai không. Sắc lệnh này vì vậy gây rất nhiều rắc rối cho bộ phận tư pháp. Nếu sắc lệnh này được áp dụng khiến cho những người ở trong nước Mỹ không đi đâu được thì có khả năng là vi hiến, nhưng áp dụng với những người ngoài nước Mỹ không phải là công dân thì chắc là chẳng sao cả.

Ngoài ra thì Bộ Tư Pháp đại diện cho tổng thống cũng chỉ ra rằng tiểu bang Washington không có đủ lý do để đứng ra kiện, vì tiểu bang chỉ bị mất doanh thu học phí và du lịch, hay các cư dân có thẻ xanh không về được nhà và không đóng thuế. Mặt khác, việc sắc lệnh này có thi hành hay không thì cũng không ảnh hưởng gì tới tiểu bang.

(Xem thêm:  Thầy phong thủy đoán vận mệnh của tổng thống Trump trong năm Đinh Dậu )

Trong khi đó thì tiểu bang lại cho rằng việc thực thi sắc lệnh này khiến cho các cư dân của họ bị chia lìa gia đình, mắc kẹt ở nơi khác và họ phải đứng ra bảo vệ cư dân của mình.

Đây là những luận cứ mà hai bên đưa ra trước tòa phúc thẩm liên bang cục 9 - gồm cả tiểu bang Washington và California. Ngày mai chúng ta sẽ có phán quyết và biết là cuộc tranh cãi này sẽ còn tiếp tục thế nào.

Về mặt chính trị và các giá trị nhân văn thì sắc lệnh này đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Đối với giới luật pháp thì sắc lệnh này là một phép thử thú vị về khả năng phân giải của nhánh tư pháp trước một tổng thống thích làm những điều chưa từng có.

Dù sao đi nữa thì ông Trump cũng không nên quát tháo các thẩm phán. Hôm nay ông thua thì ngày mai ông cũng có thể thắng, bởi vì vụ này còn khiếu kiện được lên tận tòa tối cao. Mà bây giờ ông mắng mỏ thẩm phán cấp thấp thì sau này có thắng ở tòa cấp cao hơn cũng hơi kỳ.

>> Xem thêm:  Biểu tình chống Donald Trump: Nỗi sợ hãi được chứng thực

Khanh

Video được xem nhiều: Donald Trump thắng cử vì 'tiêm doping' cho người Mỹ thất nghiệp

Vì sao người Mỹ thở than khi tỷ phú Donald Trump tranh cử tổng thống
Nên mua vàng vì Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ?

Chia sẻ bài viết của bạn  tại đây.

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây