Cây lược vàng là giống cây thuộc họ Thài lài, còn được gọi là địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc hay giả khóm… Có nguồn gốc từ Mexico, cây sau đó di thực sang Nga, đến Việt Nam đầu tiên ở Thanh Hóa và nhiều nhất có lẽ là ở Hà Nội.
Theo Đông y, cây lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, hóa đờm, hoạt huyết, cầm máu, được dùng để làm lành các vết thương cũng như các vết bầm tím. Từ lâu, dân gian cũng đã sử dụng loại cây này để làm thuốc chữa loét dạ dày, tá tràng, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể…
Theo nghiên cứu, trong thành phần của cây có chứa nhiều hoạt chất như flanovoid, steroid, cùng nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khỏe.
Trong đó, hai hoạt chất flavonoid trong lược vàng là:
- Quercetin có tác dụng chống oxy hóa tế bào mạnh, khả năng kháng ung thư và tăng cường sức bền thành mạch. Có tác dụng rất hữu ích trong các trường hợp bị dị ứng, chảy máu thành mạch, thấp khớp, mỡ máu cao, các bệnh tim mạch, 1 số bệnh về mắt, nhiễm trùng;
- Và kaempferol có tác dụng giúp củng cố mao nâng đỡ thể trạng, khả năng kháng viêm, tăng đào thải nước tiểu và còn được dùng chữa viêm nhiễm, dị ứng, bệnh đường tiết niệu.
Hoạt chất steroid - phytosterol có hoạt tính estrogen có tác dụng diệt khuẩn, chống xơ cứng và kháng lại các tế bào ung thư. Đặc biệt lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí trong phòng, giải phóng ra một số chất có ích cho việc điều trị các bệnh đường hô hấp nên được sử dụng nhiều làm cây cảnh trong nhà.
Trong điều kiện đất giàu dinh dưỡng, có đủ độ ẩm và khả năng thoát nước tốt, thì cây lược vàng sẽ phát triển rất tốt.
Để trồng được một chậu lược vàng trong nhà, người trồng có thể áp dụng một trong 2 cách sau:
- Cách thứ nhất: dùng ngọn cây được cắt rời đem nhúng cho ngập trong nước. Sau khoảng 7 -10 ngày, lúc cây đã mọc rễ thì đem ra trồng.
- Cách thứ hai: Đó là đem ngọn cây sau khi cắt rời đem trồng ngay vào chậu rồi phun đẫm nước. Tuy nhiên phải lấy túi ni lông chụp lên trên trong 3 – 4 ngày, để ở nơi thoáng mát. Sau thời gian đó lấy túi ni long ra và đặt cây ở nơi có ánh sáng, tiếp tục tưới đẫm nước cho cây thêm vài ngày nữa.
- Một cách khác nữa thích hợp cho việc trồng cây trên các luống. Đó là vòi nằm ngang của cây trổ ra từ nách lá sẽ nằm vươn dài và tự cắm rễ cuống đất, người trồng cần đắp thêm đất lên vòi cây, chờ vài ngày cho vòi ra rễ rồi cắt đem trồng nơi khác hoặc tách ra trồng xa nhau.
Cây lược vàng là loại cây thân thảo, sống lâu năm, có thể đứng cao đến 40cm hoặc bò ngang trên mặt đất. Thân cây có chia đốt và phân nhánh. Đốt ở thân thường chỉ dài 1 – 2 cm còn ở nhánh có thể dài đến 10 cm.
Hoa cây hợp thành xim, sắp xếp ở ngọn một trục dài và cong thành chùm. Mỗi cụm hoa có từ 6 – 12 bông hoa nhỏ màu trắng. Lá bắc của cụm hoa hình vỏ trấu còn lá bắc của hoa hình lòng thuyền, phần dưới trắng, phần trên xanh và còn có lông mịn ở phía dưới.
Cây lược vàng ít sâu bệnh và khá dễ chăm sóc. Loại cây này ưa đất ẩm nên tốt nhất phải tưới nước hằng ngày, tốt nhất là từ 5 đến 6 giờ chiều. Đồng thời, đây cũng là cây ưa nắng, nên trồng ở nơi có ánh nắng chiếu, nhưng không được quá gắt sẽ làm héo và chết cây. Tốt nhất là sinh trưởng trong điều kiện có độ ẩm không khí từ 45 - 60%, nhiệt độ tối thích hợp từ 20 - 25%.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn