Vệ sinh nhà tắm là việc rất quan trọng đòi hỏi tất cả các gia đình phải thường xuyên thực hiện. Một phòng tắm sạch sẽ cũng vẫn ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Hãy tránh những sai lầm phổ biến sau để giảm thiểu bị nhiễm khuẩn từ vật dụng quen thuộc trong nhà vệ sinh.
1. Không đóng nắp bồn cầu khi xả nước
Trong một cuộc khảo sát gần đây, 60% số người được hỏi nói rằng họ thường không đóng nắp bồn cầu khi xả nước. Tuy nhiên đây là một thiếu xót vô cùng nghiêm trọng bởi có thể bạn không biết nhưng các vi khuẩn toilet có "khả năng siêu việt" là "bay" cao tới 25cm. Trong lúc xả nước toilet, chúng còn có cơ hội bay cao hơn và thoát ra ngoài, bám vào các vật xung quanh.
Trường hợp này lần đầu tiên được đề cập trong một nghiên cứu năm 1975 của Tiến sĩ Charles Gerba và đã được chứng minh nhiều lần qua thời gian. Ông và nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vi khuẩn có thể tồn tại trong không khí đủ dài để ám ra khắp phòng. Do đó để bảo sức khỏe cho cả gia đình, mỗi lần xả nước, mọi người cần nhớ đậy nắp bồn cầu vào trước.
2. Để bàn chải đánh răng trong tủ kín
Nhiều người nghĩ rằng việc cất bàn chải đánh răng trong tủ hoặc để trong hộp kín sẽ là một cách thông minh để giữ cho vi khuẩn nhà vệ sinh không dính vào bàn chải. Tuy nhiên trên thực tế cách này không hiệu quả như bạn nghĩ, ngược lại còn đem lại nguy hiểm trong mọi người.
Môi trường hộp hoặc tủ kín sẽ khiến bàn chải ẩm ướt và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì thế Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người sau khi sử dụng bàn chải đánh răng hãy để nó thẳng đứng trong cốc, không chạm vào bàn chải khác để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo.
Đặc biệt cần nhớ không để bàn chải đánh răng gần bồn cầu nhé, tốt nhất hãy cách 2m. Khi xả nước bồn cầu, những phân tử nước trong đó sẽ bắn xa đến 2m, vì thế nó rất dễ bám vào bàn chải nếu để quá gần.
Xem thêm: 4 lí do người Nhật kị để chung toilet với nhà tắm
Khi xả nước bồn cầu, những phân tử nước trong đó sẽ bắn xa đến 2m, vì thế nó rất dễ bám vào bàn chải nếu để quá gần. (Ảnh minh họa)
3. Để mỹ phẩm trong nhà vệ sinh
Bất cứ thứ gì sử dụng cho khuôn mặt, bạn cần phải giữ chúng ở chỗ sạch sẽ, tránh vụi bẩn và vi khuẩn. Nếu để đồ trang điểm trong nhà tắm, độ ẩm trong phòng sẽ khiến chúng nhanh hỏng. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, ẩn náu trong mỹ phẩm sẽ gây mụn, nhiễm trùng da khi bạn trang điểm. Vì thế, bạn nên giữ đồ trang điểm trong ngăn kéo, hộp và thay thế sau một thời gian sử dụng.
4. Sử dụng điện thoại di động trong WC
Nhà vệ sinh là một trong những nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong căn hộ của bạn. Vi khuẩn sẽ bám trên điện thoại khi bạn đặt chúng ở các kệ, bồn tắm... rồi lây truyền trực tiếp qua tay và da mặt khi bạn nghe điện thoại.
Theo như một nghiên cứu từ năm 2011, khoảng 16% điện thoại di động bị dính phải phân. Và thậm chí nếu bạn rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh, chúng tôi dám chắc bạn chẳng khử trùng di động của mình rồi sau đó bạn lại áp chiếc điện thoại lên mặt. Như vậy thật là kinh khủng. Vì thế, tốt nhất mỗi lần vào nhà vệ sinh, bạn hãy đừng mang theo điện thoại nhé.
5. Khăn tắm dùng lại quá nhiều lần
Các loại vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng trong môi trường ẩm ướt vì vậy những chiếc khăn tắm của bạn trở thành nơi sinh sống cực kỳ lý tưởng. Nếu dùng đi dùng lại những chiếc khăn đã ngập đầy vi khuẩn thì vô tình bạn lại thu nạp thêm vi khuẩn lên người sau khi đã tắm sạch. Tốt nhất sau 3-4 tuần, bạn nên thay mới khăn tắm.
Ngoài ra, sau mỗi lần dùng bạn cần giặt sạch khăn tắm và phơi khô dưới ánh nắng để tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh. Khi phơi khăn tắm bạn nên trải phẳng và phơi trên thanh treo. Nếu bạn giặt khăn rồi treo trên móc, độ ẩm trong thời gian dài giữa các nếp nhăn khiến nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
Khi phơi khăn tắm bạn nên trải phẳng và phơi trên thanh treo. Nếu bạn giặt khăn và treo trên móc, độ ẩm trong thời gian dài giữa các nếp nhăn khiến nấm mốc và vi khuẩn phát triển. (Ảnh minh họa)
6. Không làm sạch bông tắm sau mỗi lần sử dụng
Bạn có biết rằng, trong khoảng 24 giờ, cơ thể bạn thải ra gần 1 triệu tế bào da chết. Và khi bạn dùng bông tắm, các tế bào da chết sẽ bám sang bông tắm. Nếu chỉ làm sạch với nước thông thường, một số vi khuẩn lẫn trong tế bào da chết đó có thể vẫn bám trụ lại được. Vì thế, để đảm bảo cho làn da của bạn không bị tổn thương, bạn cần phải thiết lập thói quen làm sạch bông tắm hàng tuần với một dung dịch nước và chất tẩy rửa thích hợp.
7. Không bao giờ bật quạt thông gió
Bạn nên tạo thói quen thông gió thường xuyên cho phòng tắm để xua tan mùi khó chịu và không khí đầy vi khuẩn ra ngoài. Lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà vệ sinh là điều thiết yếu để giữ môi trường sống sạch sẽ.
8. Quên không làm sạch phía sau bồn cầu
Nhiều người khi vệ sinh bồn cầu chỉ chú ý làm sạch bên trong mà quên phần phía sau bồn cầu. Nước tiểu và phân dễ dàng đóng cặn ở đó vì thế nếu không được làm sạch, chỗ đó sẽ trở thành ổ vi khuẩn. Vì thế, lần sau, bạn hãy lấy một vài tờ khăn giấy (không nên dùng khăn vải vì chỗ này rất bẩn, dùng khăn giấy lau rồi bỏ luôn đi) ngâm trong các chất tẩy rửa kháng khuẩn, trải khăn ở khu vực này trong vài phút, sau đó dùng một khăn giấy khô lau sạch lại.
Nguồn tin: eva.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn