Dù đại diện của Masan đã lên tiếng khẳng định Masan không đứng đằng sau chiến dịch bôi nhọ nước mắm truyền thống, nhưng không vì thế mà cổ phiếu MSN thoát khỏi bão giảm giá.
Tính từ ngày 10/10 đến nay, MSN chỉ có được duy nhất 1 phiên tăng giá vào ngày 14/10, còn lại là 10 phiên giảm giá và 5 phiên đứng giá.
Nếu tính mức độ giảm giá của MSN trong đợt "khủng hoảng nước mắm" lần này, kể từ này 10/10, cổ phiếu MSN giảm 2.500 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giảm 3,6%, còn 66.000 đồng/cổ phiếu.
Mức giảm mạnh nhất diễn ra ngày 17/10 khi MSN giảm 2,20%. Đáng chú ý khi đây lại chính là ngày Hội bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) công bố kết quả điều tra về hàm lượng asen có trong nước mắm, một kết quả được cho là có lợi cho Masan.
Ngay cả phiên giao dịch ngày 24/10, sau khi một tờ báo nhận lỗi và gỡ bỏ một loạt bài viết về vụ nươc mắm hóa chất, nước mắm asen, cổ phiếu MSN vẫn tiếp tục giảm 0,45%.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group.
|
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group chỉ sở hữu 10 cổ phiếu MSN, tương đương 660.000 đồng tính theo thị giá ngày 24/10. Tuy nhiên, ông lại gián tiếp sở hữu tới 242.921.247 cổ phiếu MSN (32,53%) thông qua công ty con là CTCP Masan (Masan Corp). Bà Nguyễn Hoàng Yến, vợ ông Nguyễn Đăng Quang cũng đang sở hữu 28,276,823 cổ phiếu MSN (3,79%). Bà Nguyễn Quý Định, mẹ ông Quang sở hữu 1.327.264 cổ phiếu MSN (0,2%).
Như vậy, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang và những người có liên quan đang sở hữu 272.525.344 cổ phiếu bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp, tương đương 36,5% trong tổng số 745.876.243 cổ phiếu đang lưu hành.
Tính theo thị giá ngày 24/10, tổng giá trị cổ phiếu MSN do gia đình ông Nguyễn Đăng Quang nắm giữ là 17,986 nghìn tỷ đồng, giảm 681,31 tỷ đồng tính từ ngày 10/10/2016.
Như vậy, kể từ mốc thời điểm “bão” mạng về cuộc chiến nước mắm bắt đầu, tài sản của gia đình ông Quang đã “bốc hơi” 3,64%.
Nhưng đó chỉ là cách tính theo giá trị cổ phiếu. Trên thực tế giá trị thương hiệu, uy tín doanh nghiệp còn quan trọng hơn rất nhiều, đó là những thứ khó có thể đo đếm.
Diễn biến giao dịch của cổ phiếu MSN.
|
Mới đây, Masan đã chi ra 640 tỷ đồng để mua lại 9,2 triệu cổ phiếu quỹ với mức giá 69.342 đồng/cổ phiếu. Trước đó, tập đoàn này đăng ký mua tối đa 20 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 2,64% vốn điều lệ.
Trên thị trường chứng khoán, ngoài cổ phiếu MSN đang được niêm yết trên sàn HSX, cổ phiếu MSR của CTCP Tài nguyên Masan (MSR) đang được giao dịch trên sàn Upcom. MSR là đơn vị khai thác và vận hành mỏ Núi Pháo và hiện vẫn đang trong quá trình thanh tra toàn diện bởi Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tính đến ngày 24/10, MSR cũng đã trải qua 5 phiên giảm giá liên tiếp sau 2 phiên tăng trần, và đang được giao dịch ở mức giá 13.300 đồng/cổ phiếu. Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang hiện đang sở hữu 523.355.270 cổ phiếu MSR, chiếm tỷ lệ 74,39%.
Ngoài việc sở hữu cổ phần tại Masan và các công ty thành viên, ông Nguyễn Đăng Quang và gia đình cũng sở hữu 1,5% cổ phần của Techcombank.
Từ tiến sĩ nghèo đến ông chủ tỷ đô của MasanMức lương tiến sĩ 67.000 đồng/tháng không đủ nuôi gia đình là động lực quan trọng để ông Nguyễn Đăng Quang vươn lên trở thành ông chủ của "đế chế" Masan. |
So sánh tỷ phú Vingroup và ông chủ của MasanCùng khởi nghiệp với mì gói trên đất Đông Âu nhưng tỷ phú Phạm Nhật Vượng và tiến sĩ "nghèo" Nguyễn Đăng Quang lại đi theo những hướng khác nhau khi về Việt Nam. |
Nguồn tin: news.zing.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn