Tại Úc, các hãng bán lẻ như Woolworths, TAB, Sportbet… đã hướng mục tiêu quảng cáo của họ vào trò chơi này, tăng cường quảng bá tại những nơi mà người chơi tìm đến săn lùng những chú Pokémon.
Ngoài việc gợi ý để người chơi bắt được Pokémon tại các cửa hàng của mình, các chủ cửa hàng và doanh nghiệp bán lẻ còn yêu cầu Nintendo tạo ra các Pokéstops, là nơi mà những người chơi chiến đấu với nhau hoặc tìm Pokemon, ở gần cửa hàng của mình nhằm thu hút người chơi gần đó và làm tăng lượt khách viếng thăm. Chỉ một tháng sau khi ra mắt, nhà phát triển game đã phải ngừng nhận yêu tạo Pokéstops mới.
Ra mắt vào tháng 7, Pokémon Go đã đứng đầu các bảng xếp hạng “lượt tải về nhiều nhất” trên cả hai cửa hàng ứng dụng Android và Apple. Một tuần sau khi ra mắt, Pokémon Go đạt mức 65 triệu người sử dụng tại Mỹ, bằng với con số 65 triệu người sử dụng tại Mỹ của Twitter hiện nay.
Ngày 22.7, Pokémon Go đã ra mắt tại quê hương Nhật Bản. Sau sự cố truyền thông rằng McDonalds sẽ là chuỗi nhà hàng chủ chốt dành cho người chơi tại Nhật Bản, cổ phiếu của McDonald đã tăng vọt.
Ngay cả lĩnh vực khách sạn cũng đang lợi dụng sự nổi tiếng của Pokemon Go. Tập đoàn khách sạn Mantra Group đã đặt con Pokemon tại các khách sạn của mình ở Sydney và Melbourne, nhằm khuyến khích người hâm mộ đến bar của họ, nơi có Pokéstop.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn