“Nước mắm truyền thống chết đi sống lại”

Thứ hai - 24/10/2016 08:20

“Nước mắm truyền thống chết đi sống lại”

Đến thời điểm này, có thể nói nước mắm truyền thống đã chết đi và sống lại nhưng vẫn còn khó khăn hiện hữu. Hy vọng sẽ không có sự cố truyền thông nào như vừa qua”, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP HCM (FFA) chia sẻ.

PGS Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức “Nước mắm sản xuất truyền thống tốt như thuốc bổ”

Đó là nhận định của PGS Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức, nguyên Trưởng khoa dược, Đại học Y dược TP.HCM tại buổi hội thảo về đảm bảo an toàn vệ sinh trong nước mắm truyền thống sau sự cố truyền thông “nước mắm có asen” được tổ chức ở TP.HCM vào sáng 24.10.

Nước mắm truyền thống sản xuất đúng cách như thuốc bổ

Tại buổi hội thảo, PGS Tiến sĩ Đức cho biết , thạch tín là một hoạt chất vô cơ, chứa nhiều tạp chất khác, trong đó có asen. Bản chất asen cũng có 2 loại: vô cơ và hữu cơ. Asen vô cơ độc còn hữu cơ thì không. Asen hữu cơ có rất nhiều trong nước biển nên các loại rong, tôm, cá, sinh vật vật biển đều chứa rất nhiều asen hữu cơ, không độc.

“Nước mắm là loại nước chấm độc đáo từ cá biển và muối biển ủ chụp cả năm mà tạo thành. Nước mắm sản xuất truyền thống đúng cách sẽ như một loại thuốc bổ vì chứa nhiều axit amin, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt là không sử dụng chất phụ gia nào khác. Nước mắm truyền thống từ các biển mất mùi tanh, thay vào đó có mùi thơm đặc trưng và đương nhiên chứa asen nhưng là asen hữu cơ, an toàn”, PGS Tiến sĩ Đức chia sẻ.

PGS Tiến sĩ Đức  cho biết, nhiều năm nay, người Việt sử dụng nước mắm truyền thống vẫn rất an toàn. Chưa có ngộ độc, nếu ngộ độc thì người sản xuất thêm phụ gia, sản xuất không đúng cách và một phần nguyên nhân do nước biển bị ô nhiễm.

Tiến sĩ Đỗ Việt Hà, người nguyên cứu về độc tố hóa học cho biết, asen nếu biết dùng thì có lợi, chất không có tội, tội như thế nào là người sử dụng chất.

Tiến sĩ Hà nói: “Nước mắm ông bà ta làm từ cá sạch và muối sạch, có nước chứ không phải pha nước. Nước mắm truyền thống là nguyên chất, không phụ gia, chất lượng hơn nhiều lần so với nước mắm pha loãng”.

“Ông bà ta văn rất minh khi sản xuất nước mắm và đã truyền từ xưa đến giờ qua bao đời. Không có gì đi lùi văn minh của ông bà đã vun đắp như bỏ chất bảo quản vào nước mắm. Cần có quy chuẩn nước mắm chỉ làm từ cá và muối, không dùng thêm nước hay chất phụ gia. Nước mắm khi pha vào nước sẽ rất nhanh hỏng, càng pha loãng càng phải thêm phụ gia, do đó nước mắm sản xuất công nghiệp thường có chất tạo màu và chất bảo quản”, tiến sĩ Hà phân tích

 Các nhà sản xuất nước mắm ra tuyên bố chung để bảo vệ nước mắm truyền thống tại hội thảo

Nước mắm truyền thống bị thiệt hại nặng nề

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP HCM (FFA) cho biết, trong thời gian qua có thông tin không tốt đến nước mắm sản xuất xuất truyền thống khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống điêu đứng, nước mắm đưa lên kệ, quầy phải dừng lại. Tại các chợ, một số doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống bị tiểu thương trả hàng. Thiệt hại là rất lớn.

“Nhờ có sự vào cuộc kịp thời của Chính phủ, các cơ quan ban ngành mà nước mắm truyền thống mới thoát khỏi sự khủng hoàng, nếu không sẽ lâm vào tình trạng bi đát hơn nữa. Đến thời điểm này, có thể nói nước mắm truyền thống đã chết đi và sống lại nhưng vẫn còn khó khăn hiện hữu. Hy vọng sẽ không có sự cố truyền thông nào như vừa qua”, bà Chi chia sẻ.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, giám đốc hãng nước mắm Hạnh Phúc cho rằng, sự cố vừa qua đã làm doanh nghiệp ông và nhiều nhà sản xuất nước mắm truyền thống bị thiệt hại khá nhiều. Ngoài ra, sự cố truyền thông nói nước mắm truyền thống nhiễm asen không những ảnh hưởng đến thị trường nước mắm trong nước mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh nước mắm Việt Nam trên thế giới. Thiệt hại này là rất lớn, chưa thể thống kê được.

Đại diện nhà sản xuất nước mắm truyền thống Hồng Hạnh ở Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, việc nói nước mắm truyền thống nhiễm asen một cách lập lờ đã tạo thành cơn bão gây hoang mang cho người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất nước mắm. Bản thân doanh nghiệp này phải đi chứng minh bằng cách nhờ cơ quan chức năng xét nghiệm để cung cấp thông tin cho khách hàng rằng nước mắm doanh nghiệp không nhiễm asen vô cơ, nếu không khách hàng sẽ trả sản phẩm.

Ông Nguyễn Huy Tiến, Phó chủ tịch Hội nước mắm Phan Thiết thay mặt 2.800 nhà sản xuất nước mắt truyền thống trên cả nước cho biết các đơn vị cũng đề nghị cơ quan có thẩm quyền soạn thảo và ban hành quy chuẩn với nước mắm, phân biệt rõ ràng nước mắm truyền thống và công nghiệp. Các cơ quan quản lý cần bổ sung quy định về công bố thông tin, trách nhiệm của truyền thông nhằm ngăn chặn những vụ việc nhằm mục đích triệt hạ nước mắm truyền thống như vừa rồi.

“Trên thực tế, nước mắm truyền thống là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho nước mắm công nghiệp”, ông Tiến nói.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng, giám đốc Viện nghiên cứu phát triển kinh tế TP.HCM cho rằng cơ quan chức năng nên ngăn ngừa sự cố truyền thông tương tự như sự cố nước mắm đã xảy ra. “Không thể nay để tổ chức không có chức năng hôm nay công bố asen, mai công bố b cen hay c cen…. Nhà nước có quy trình kiểm tra, công bố thông tin nghiêm ngặt”.

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây