Theo đó, trong 9 tháng qua, mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,81 tỷ USD, tăng 31,8% về giá trị so với cùng kỳ. Trong khi đó, so với xuất khẩu dầu thô, 9 tháng qua chỉ đạt 1,7 tỷ USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, giá trị xuất khẩu rau quả 9 tháng đầu năm nay đã vượt giá trị xuất khẩu dầu thô 110 triệu USD (2.420 tỷ đồng). Trong khi đó, so với cùng kỳ này năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu rau quả chỉ đạt 1,38 tỷ USD, kém hơn 1,6 tỷ USD so với giá trị xuất khẩu dầu thô.
Như vậy, biến động giá dầu đã và đang ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cân đối thương mại của Việt Nam.
Trong bối cảnh này, theo chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh, việc đẩy mạnh khai thác thêm 1 triệu tấn dầu thô để bù cho thiếu hụt ngân sách cần được nghiên cứu lại bởi không thể cứ hụt thu ngân sách là nghĩ đến chuyện khai thác dầu thô.
Ông Ánh cho rằng, đây là thói quen và tiền lệ khiến chúng ta không cân đối được thu và cải cách việc chi thường xuyên. Bên cạnh đó, việc tăng khai thác dầu thô khi ngân sách thiếu hụt sẽ khiến cho việc dự toán chi ngân sách không được điều chỉnh so với dự toán đề ra.
Xuất khẩu rau quả 9 tháng cũng được xem là một trong những mặt hàng có giá trị kim ngạch cao trong nhóm ngành hàng sản xuất nông nghiệp, cao hơn giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo (1,72 tỷ USD) và thuộc nhóm 5 mặt hàng nông nghiệp có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước chỉ đứng sau thủy sản, cà phê, hạt tiêu...
Về thị trường, rau quả Việt Nam chủ yếu được xuất sang Trung Quốc, với kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD (chiếm gần 80% tổng giá trị xuất khẩu), các thị trường khác như Nhật Bản chỉ đạt hơn 56 triệu USD, Hàn Quốc là 65 triệu USD và Hoa Kỳ là gần 60 triệu USD...
Đáng chú ý, mặt hàng rau của quả hiện cũng vượt qua một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược và truyền thống của Việt Nam là xuất khẩu than (chỉ đạt 73 triệu USD) và nguyên liệu ngành dệt may, da giày (1,1 tỷ USD)...
Nguyễn Tuyền
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn