p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 13.0px 0.0px; font: 13.0px Helvetica} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 13.0px 0.0px; font: 13.0px Helvetica; min-height: 16.0px} p.p3 {margin: 0.0px 0.0px 9.2px 0.0px; font: 16.0px 'Times New Roman'} p.p4 {margin: 0.0px 0.0px 9.2px 0.0px; text-align: right; font: 16.0px 'Times New Roman'}
Liên quan tới công tác nhân sự tại Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tại buổi họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí chiều qua (26/3) do Bộ Nội vụ tổ chức, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết, Chính phủ giao cho hai Bộ, trong đó Bộ Nội vụ trình lên phiên họp Chính phủ về việc thành lập cơ quan Quản lý vốn. Về việc này, Bộ Nội vụ đã hoàn thành nhiệm vụ và đã công bố.
Theo Thứ trưởng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư (KHĐT) chịu trách nhiệm trình Chính phủ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn. Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thẩm định trước khi Chính phủ ban hành.
"Hiện nay, công việc hiện này đang tiến hành khẩn trương. Dựa trên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Ủy ban, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xem xét điều chuyển biên chế ở các cơ quan, Bộ liên quan, và quyết định biên chế ở Ủy ban cho phù hợp. Việc lựa chọn biên chế cho Ủy ban phải có lộ trình, phải chọn người thực sự có chuyên môn như ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ”, Thứ trưởng cho biết.
Trước đó, tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương cuối năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong quý I/2018, Chính phủ sẽ công bố thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Tổ trưởng Tổ công tác nói trên; tổ phó là ông Nguyễn Hoàng Anh (nguyên Bí thư tỉnh ủy Cao Bằng), Chủ tịch của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; các tổ viên khác gồm các bộ trưởng, trưởng ngành như: Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là mô hình được Bộ KH&ĐT đưa ra lấy ý kiến trong dự thảo Nghị định về thực hiện các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Đây được xem là cơ quan chuyên trách quản lý doanh nghiệp nhà nước có sự tách bạch quyền sở hữu với quyền điều hành chính sách, có quy mô vốn và tài sản tại các doanh nghiệp lên tới 5 triệu tỷ đồng.
Theo Dự thảo Nghị định mà Bộ KH&ĐT soạn ra, dự kiến 30 doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ chuyển giao cho Ủy ban này quản lý, trong đó có 9/10 tập đoàn kinh tế (ngoại trừ Viettel là doanh nghiệp quốc phòng) và 21 tổng công ty đang thuộc sự quản lý của 7 bộ: Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng và Y tế.
Đáng chú ý, trong danh sách này cơ quan trực thuộc ủy ban này, có cả SCIC, doanh nghiệp được thành lập để nắm vốn Nhà nước và thực hiện các chức năng tương tự như của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước thời gian qua.
Tại một cuộc họp diễn ra hồi giữa tháng 1 năm nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đề nghị, trong quý I/2018 bảo đảm thành lập được Ủy ban để khẳng định địa vị pháp lý của cơ quan này. Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành tiếp tục đốc thúc tiến độ cổ phần hóa, bán vốn tại doanh nghiệp nhà nước trong năm 2018 theo đúng kế hoạch, tiến độ đề ra.
Phương Dung
Nguồn tin: dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn