Vị trí chiến lược
TP. Tân An, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Long An và cũng là đô thị hạt nhân. Không gian đô thị của thành phố ngày càng được mở rộng, đầu tư hoàn chỉnh và đảm bảo tính kết nối liên hoàn, các khu dân cư trung tâm được quy hoạch và hoàn thiện về mặt hạ tầng. Tân An không chỉ thể hiện được vai trò trung tâm của tỉnh Long An mà còn kết nối với các vùng phụ cận trong khu vực.
Nằm ngay trên trục phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP. Tân An có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng. Bên cạnh, Tân An còn có những lợi thế về việc thông thương, là cầu nối giữa TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL cũng như cả nước.
Thành phố Tân An
Tân An là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng khi từ trung tâm thành phố, có quốc lộ 1A đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Quốc lộ 62 dẫn lên vùng Đồng Tháp Mười. Đặc biệt, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đi vào hoạt động, cắt qua Quốc lộ 62 cách trung tâm thành phố khoảng 4 km, là một trong những tuyến đường huyết mạch tạo động lực cho thành phố phát triển. Bên cạnh đó, hai nhánh sông chính là Bảo Định và Vàm Cỏ Tây cũng được khai thác tốt, bước đầu tạo trục cảnh quan đặc trung cho vùng sông nước.
Ngoài ra, đường Vành đai Tân An khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần chuyển hướng lưu thông vận tải ra các vùng ven ngoại thành. Tuyến đường này cũng tạo nên trục giao thông liên hoàn xuyên suốt nối liền giữa các xã, phường; đồng thời, tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy thương mại, dịch vụ phát triển. Vành đai Tân An còn là cơ sở quan trọng giúp chính quyền thành phố quản lý tốt cảnh quan, kiến trúc, quy hoạch xây dựng, tạo ra quỹ đất để chỉnh trang và mở rộng nội thành.
Hạ tầng hiện đại
Bên cạnh các công trình kiến trúc cũ vẫn còn như: Cụm đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức, rạp chiếu phim Long An, cầu Đúc, hàng trăm công trình lớn nhỏ trong các lĩnh vực trên địa bàn thành phố cũng được đầu tư xây mới hiện đại từ nguồn vốn Trung ương, tỉnh, thành phố và nguồn xã hội. Trong đó, điển hình là công trình Bệnh viện Sản Nhi, Trường THPT Chuyên Long An, Nhà Thiếu nhi Long An, Công viên tượng đài Long An, Nhà văn hóa Thiếu nhi tỉnh, Công viên thành phố 10 ha, Trung tâm Văn hóa – Thể thao thành phố, cụm tượng đài Long An, cầu Nguyễn Huệ….
Những công trình trên được đưa vào khai thác sử dụng, góp phần tạo sự phát triển mới cho thành phố, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho người dân. Ngoài ra, các công trình trụ sở, nhà làm việc của Chi cục thuế, Ngân hàng, Bảo hiểm được đầu tư hoàn chỉnh, tạo nét kiến trúc đặc sắc cho đô thị. Mảng xanh đô thị, không gian sinh hoạt công cộng được quan tâm, các mô hình kiến trúc xanh, kiến trúc thân thiện với môi trường ngày càng được nhân rộng.
Tập trung mọi nguồn lực để phát triển
Theo quyết đinh số 4244/QĐ-UBND, TP. Tân An lấy thương mại, dịch vụ (TM-DV) làm trọng tâm. Trong đó, thành phố tập trung phát triển mạnh các loại hình hoạt động thương mại trên địa bàn. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, lấy ngành TM-DV là “mũi nhọn” đã đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của thành phố luôn ở mức cao (trên 14,6%/năm), thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục.
Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị TP. Tân An đến năm 2030
Thị trường tài chính trên địa bàn TP.Tân An với trên 30 chi nhánh ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người dân vay vốn đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, việc tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư thông qua việc tổ chức các hội chợ hàng hóa trên địa bàn tỉnh cần được phát huy hiệu quả.
Tất cả nguồn lực đều được huy động và tạo “sức bật” để xây dựng và phát triển TP.Tân An đạt đô thị loại II trước năm 2020 và đô thị loại I vào năm 2030. Song song đó, việc quan tâm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển TM-DV nhằm xây dựng thành phố xứng tầm là đô thị trung tâm.
Đất “lành” cho nhà đầu tư
Nhận thấy những lợi thế vốn có và không ngừng gia tăng trong tương tại của TP. Tân An, nhiều đơn vị đã đầu tư và phát triển các dự án mang tính quy mô và có ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế của Tân An nói riêng và Long An nói chung. Trong đó, phải kể đến dự án Khu đô thị trung tâm hành chính Long An của Đồng Tâm Group. Đây là Khu đô thị mới được xây dựng theo thiết kế hiện đại, kết hợp hài hòa các dịch vụ tiện ích như khu hành chính công, trung tâm thương mại cao cấp, trường học theo tiêu chuẩn quốc tế, nhà trẻ, khuvui chơi giải trí, các dịch vụ thể dục thể thao, khu khám chữa bệnh cao cấp…
Bên cạnh, Tập đoàn Vingroup cũng đầu tư dự án xây dựng Trung tâm thương mại Vincom Center Tân An, bao gồm hai phân khu chức năng là trung tâm thương mại 3 tầng và một dãy phố thương mại cho thuê 3 tầng với tổng mức đầu tư lên đến 400 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, Vincom Center sẽ là điểm nhấn cho thành phố và giải quyết bài toán thương mại cho cư dân tại đây.
Trong tháng 4 này, An Nhiên Garden – Khu đô thị Văn hóa – Thương mại – Sinh thái do Thắng Lợi Group đầu tư và phát triển, có quy mô 6,8 ha sẽ “ra mắt” thị trường. Dự án với vị trí chiến lược ngay trung tâm thành phố, kết nối trực tiếp Quốc lộ 1A, Quốc Lộ 62 và những tiện ích nội khu mang đậm âm hưởng và bản sắc dân tộc như Vườn Tao ngộ, Chợ nổi Hương quê, Vườn rau Trà Quế, Hội ngộ Quán… sẽ là điểm độc đáo cho nơi đây.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn