Cá cần câu Cá cần câu sống dưới đáy biển Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương, có màu nâu hoặc xám. Theo National Geographic, cá cần câu dài từ 30 đến 90 cm. Loài cá này có vẻ ngoài đáng sợ với đầu lớn, miệng rộng, hàm răng sắc. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ phần sống lưng nhô về trước miệng trông như chiếc cần câu phát sáng giúp thu hút con mồi. Ảnh: Wikipedia. |
Ốc anh vũ Ốc anh vũ thuộc lớp động vật chân đầu giống mực và bạch tuộc, sinh sống ở vùng nước nhiệt đới. Ban ngày, ốc anh vũ sống ở 600 m dưới mực nước biển nhưng ban đêm chúng di chuyển tới vùng nước nông hơn để kiếm mồi. Mắt ốc anh vũ rất kém do không có thuỷ tinh thể. Vỏ sọc nâu trắng của chúng chia thành nhiều khoang chứa thân và 90 xúc tu. Ốc anh vũ trưởng thành chứa khí ở 30 khoang trong cùng để nổi và lưu chất lỏng ở một số khoang để bơi. Ảnh: Wikipedia. |
Mực Nhiều loài mực sống dưới đáy biển tối tăm như mực khổng lồ, mực ma cà rồng, mực vây to (Magnapinna). Năm 2007, một con mực vây to giống sinh vật ngoài hành tinh được ghi hình ở độ sâu 2.377 m dưới vịnh Mexico. Mực khổng lồ có kích thước lớn với con cái dài hơn 13 m và con đực dài hơn 10 m trong khi những loài mực khác như mực ma cà rồng chỉ dài tối đa 30 cm. Ảnh: Wikipedia. |
Cá răng nanh Dù có vẻ ngoài hung dữ, cá răng nanh rất nhỏ, dài không quá 17 cm. Chúng sống ở độ sâu 4.877 m tại các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Cá răng nanh không nằm rình mồi mà tích cực tìm thức ăn và bẫy chúng bằng chiếc miệng rộng và bộ răng dài. Ảnh: Wikipedia. |
Cá mập Cookiecutter Sở hữu hàm răng đáng sợ, loài cá mập này được gọi là Cookiecutter (khuôn cắt bánh quy) do chúng ngoạm những miếng thịt tròn từ con mồi. Trên thực tế, chúng chỉ là loài ăn chực chứ không giết cá hoặc động vật biển có vú khác. Cá mập Cookiecutter chỉ dài tới 48 cm. Chúng ưa thích vùng nước ấm và sống gần xích đạo, ở độ sâu hơn 300 m. Ảnh: JSUBiology/Flickr. |
Cá rắn Viper Loài cá sống ở độ sâu 1.524 m này có miệng rộng, hàm dưới lớn và răng giống răng nanh. Tương tự cá cần câu, cá rắn Viper có cơ quan phát sáng treo gần cơ thể để thu hút con mồi. Nếu bộ phận này không phát huy tác dụng, chúng sẽ rượt đuổi con mồi. Cá rắn Viper dùng răng đâm xuyên mình con mồi nếu chúng quá to. Ảnh: Wikipedia. |
Cá nhám mang xếp Cá nhám mang xếp được gọi là hoá thạch sống bởi chúng hầu như không thay đổi trong suốt 80.000 năm và vẫn giữ nguyên những đặc điểm của cá mập ở thời khủng long. Cá nhám mang xếp rất hiếm gặp do chúng sống ở độ sâu 1.219 m. Loài cá này có thân hình giống lươn, sở hữu 25 hàm răng với tổng cộng 300 chiếc răng . Con trưởng thành có thể dài từ 1,5 đến 1,8 m. Ảnh: Mario Sánchez Blueno/Flickr. |
>>" rel="nofollow" href="http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nhung-dong-vat-ky-la-an-trong-bong-toi-dai-duong-3453131-p2.html">Xem tiếp trang sau >>>
Nguồn tin: vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn