Các nhà nghiên cứu đã cho nảy mầm và trồng thử nghiệm 40 gram hạt lúa được thí nghiệm đột biến trên không gian vũ trụ.Sau khoảng thời gian nảy mầm và lên mạ trong phòng thí nghiệm,
giống lúa Hangju Xiangsi mang về sau chuyến bay vào không gian trên tàu Chang’e 5, được Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Kỹ thuật Chăn nuôi Hàng không Vũ trụ Quốc gia, thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc trồng ngoài ruộng, hôm 29/3.
Cuối tháng 11 năm 2020, các hạt giống được tàu vũ trụ Chang’e 5 mang lên vũ trụ và thực hiện các thí nghiệm đột biến gene. Sau 23 ngày trong không gian, 40 gram hạt giống được mang về Trái Đất thành công.
Lúa đột biến mang về từ không gian được Trung Quốc trồng thử nghiệm. (Ảnh: CCTV).
Theo Wang Jiafeng, thành viên trung tâm nghiên cứu, việc trồng giống lúa này phải cẩn thận hơn so với giống thông thường.
"Cây đưa đi trồng khi thân có 3-4 lá, phần gốc cắm khoảng 3 cm xuống đất để tạo điều kiện phát triển bộ rễ, chú ý khoảng cách phân bố", ông nói.
Guo Tao, Phó giám đốc trung tâm cho biết những hạt giống mang theo trong sứ mệnh Chang'e-5 là thí nghiệm đột biến trong
"không gian can thiệp sâu". Hạt giống tiếp xúc trong môi trường bức xạ mạnh như vành đai bức xạ Van Allen, khu vực vết đen Mặt Trời.
Sau khi cấy mạ, các nhà nghiên cứu thực hiện các công đoạn chăm sóc thông thường, như bón phân, phun thuốc trừ sâu. Dự kiến cuối tháng 5 cây trổ bông, và được thu hoạch vào tháng 7.
Giống lúa Chang'e 5 mang theo thuộc chương trình nhân giống được Trung Quốc khuyến khích trồng. Trước đó, tháng 5/2020, tên lửa Trường Chinh 5B cũng mang theo 31 mẫu gạo, ngô ngọt lên không gian để nghiên cứu.
Bộ não của chúng ta có dung lượng bao nhiêu, và nó có thể "bị đầy" không? Tái hiện gương mặt xác ướp "quý bà nghìn tuổi", các nhà khoa học ngạc nhiên về vẻ đẹp xưa Bí ẩn về vật chất tối đã được giải mã?