CĐM bình luận ầm ầm về bài văn phân tích "Sóng" dài 10 trang của chàng thủ khoa đại học

Thứ sáu - 23/07/2021 02:56

CĐM bình luận ầm ầm về bài văn phân tích "Sóng" dài 10 trang của chàng thủ khoa đại học

Bài văn của chàng thủ khoa Võ Lập Phúc, người từng đạt 9,75 điểm môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm ngoái đang "gây bão" với nhiều ý kiến trái chiều.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2021, tình yêu và vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh trở thành chủ đề bàn luận trong phần nghị luận Văn học. Nhiều người đánh giá để đạt điểm cao trong bài thi này, thí sinh cần phải có cảm xúc thật sự, ngoài ra sự sáng tạo là yếu tố không thể thiếu.

Mới đây, thủ khoa khối D14 toàn quốc năm 2020 Võ Lập Phúc đã trổ tài làm bài thi Văn với tác phẩm Sóng. Bài văn sau khi được chia sẻ trên MXH đã lập tức "gây bão" với nhiều ý kiến bình luận trái chiều. 

Chàng trai Võ Lập Phúc (quê An Giang) là sinh viên năm nhất ngành quốc tế học, Đại học Sư phạm TP.HCM. Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020, Phúc trở thành thủ khoa toàn quốc khối D14 với tổng số điểm là 29.1, trong đó môn Lịch sử và môn Ngữ văn đều đạt 9.75 điểm, môn tiếng Anh là 9.6 điểm.

Ngay ở phần đầu, Lập Phúc đã mở bài bằng câu văn thể hiện rõ sự trừu tượng, triết học: "Nền tảng là một khái niệm đồng thời mang tính vật chất lẫn phi vật chất. Nó tồn tại hiển nhiên trong mọi dạng thức có mặt trong cuộc sống, lắp đặt nên các công trình và nằm ẩn yên bên trong miền hồn thăm thẳm của mỗi cá nhân. 

Ở mọi cấu trúc tầm cỡ, nền tảng được tạo lập cho sự vững chãi, định hình bản thể của sự vĩ mô và ở đó, trong hình hài của các khối kiến trúc, con người được diện kiến vẻ đẹp tư duy ký thác bên trong sự hữu tồn của viên gạch, nền đất, lớp kính và bản vẽ".

Nhiều người dành lời khen cho chàng thủ khoa quê An Giang với văn phong mượt mà, sắc sảo, câu từ táo bạo, thể hiện được kiến thức sâu rộng. Nhưng bên cạnh đó, có một luồng ý kiến cho rằng bài văn sử dụng lối diễn đạt quá bác học, ngôn từ khá nặng nề, nhiều lý luận, suy diễn và không phải ai cũng đủ để thẩm thấu hết trọn vẹn nội dung mà nam sinh muốn truyền tải. 

"Mình cảm thấy bài văn này quá lạm dụng cách viết khoa trương, khoe chữ khiến bài viết sa đà vào kể lể dài dòng mà không làm bật lên được sự mềm mại, nữ tính trong thơ của Xuân Quỳnh. Tuy nhiên vẫn ngưỡng mộ khả năng ngôn ngữ của em ấy, thể hiện là người đọc nhiều, hiểu sâu", bạn Minh Trang bình luận.

Tài khoản Minh Anh chia sẻ: "Em nhớ mãi phong cách thơ Xuân Quỳnh là hồn nhiên, giàu trực cảm. Với Sóng, Xuân Quỳnh viết bằng toàn bộ cảm quan của một người đang yêu, yêu cuồng nhiệt nhưng bài văn này phân tích lại phức tạp hoá nó lên, dùng triết học để giải thích. Thành ra em cảm thấy nó mất đi phong cách vốn có trong thơ của nữ thi sĩ".

"Bài thơ rất tình, rất giản dị, nhưng bài văn này cảm nhận hơi bị phức tạp. Đọc 2 câu đầu xong mình phải đứng hình mấy giây. Vì từ khoá của đề này là “vẻ đẹp nữ tính” nhưng mở bài bạn ấy lại thuyết giảng một hồi về khái niệm “nền tảng”. Vòng vèo chán chê mới lái về yêu cầu của đề bài. Nói chung đọc lên chỉ thấy nặng nề, khó hiểu, khoe kiến thức không cần thiết. Đặc biệt là không thấy tình yêu thật sự với thơ Xuân Quỳnh", bạn Trà Linh phân tích. 

"Văn chương hay văn học chính là nhân học, nó thổi cho tâm hồn người ta một luồng gió tích cực, đặc biệt với thơ. Nhưng ở đây, với lối hành văn về một bài thơ tình như thế này mang tính triết lý nhiều hơn, thậm chí nhiều đoạn hơi gồng lên so với thông điệp truyền tải thì khiến người đọc cảm thấy mệt mỏi và không còn cảm giác bay bổng theo nhịp câu thơ nữa. Tuy nhiên, cá nhân mình từng là học sinh chuyên văn và sau là sinh viên chuyên ngành lý luận chính trị thì mình nhận thấy bài văn này nó khiến mình nể phục vì câu chữ cao siêu, linh hoạt, sắc sảo của người viết", Ngọc Anh viết.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều người dành sự khích lệ cho  sự công phu cho việc đầu tư để viết và cảm nhận. "Mình thật sự nể tư duy và cách nhìn nhận của bạn về văn học thật, nội dung bạn truyền tải rất sâu, mang nhiều khía cạnh chuyên môn khác nữa ấy".

"Dù nội dung chưa thực sự thỏa mãn được cảm xúc người đọc nhưng không thể không công nhận bạn này có vốn từ phong phú và trải qua quá trình chăm chỉ học tập".

"Phúc đang viết văn dưới cái nhìn của sinh viên năm 2, nhiều trải nghiệm, chứ không phải học sinh cấp 3, nên cảm nhân có sự khác biệt. Hơn nữa, đây không phải một bài thi, hay một công trình nghiên cứu, không áp lực về thời gian nên bài văn có những nhận định văn chương mang bản sắc riêng của cá nhân hoặc mang tính sâu xa, bác học và lý luận hơn".

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/mxh-binh-luan-am-am-ve-bai-van-phan-tich-song-dai-10-...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/mxh-binh-luan-am-am-ve-bai-van-phan-tich-song-dai-10-trang-cua-chang-thu-khoa-dai-hoc-d281772.html

Lộ diện thí sinh 10 điểm Văn, Giám đốc Sở khẳng định: Có thang điểm trên 10 cũng cho thêm
Sau khi đọc bài văn này, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam còn khẳng định: Nếu có thang điểm trên 10 cũng cho thêm.
Bấm xem >>

Kỳ thi THPT Quốc Gia

Theo Hà Anh (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây