Năm học 2021-2022, Bộ GD&ĐT triển khai đưa chương trình sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 mới vào chương trình giảng dạy. Có 3 bộ sách gồm Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống để các tỉnh, thành lựa chọn sử dụng.
Tuy năm học mới chưa bắt đầu nhưng đã có những tranh luận xung quanh bộ sách mới, trong đó đáng chú ý là bài thơ Bắt nạt nằm trong SGK tiếng Việt lớp 6, Tập 1, Trang 27 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Bài thơ này hiện đang có tranh cãi gay gắt giữa một bộ phận cư dân mạng và tác giả N.T.H.L. (Tác giả trẻ H.L. được giới thiệu sinh năm 1982 ở Hà Nội. Anh từng là sinh viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, anh làm thơ từ năm 12 tuổi và là tác giả của hàng ngàn bài thơ).
Bài thơ Bắt nạt gồm có 8 khổ, mỗi khổ 4 dòng với nội dung xuyên suốt là nói đến những mặt tiêu cực, không tốt của việc đi bắt nạt người khác và khuyên các em học sinh không nên đi bắt nạt các bạn yếu thế hơn mình, để xã hội văn minh hơn.
Sau khi đọc, nhiều người nhận xét bài thơ sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng, đơn giản, truyền tải thông điệp tới các bạn học sinh một cách khá thú vị, không bị nặng nề về câu chữ, "dễ cảm, dễ mến". "Lời thơ giản dị trong sáng, dễ hiểu. Ngày đi học, cháu không bắt nạt cũng không bị ai bắt nạt nhưng cháu là bạn của một số người bị bắt nạt, chứng kiến những điều như thế, cảm giác đó rất buồn và giận dữ. Nói chung cảm nhận của cháu là bài thơ mang thông điệp ý nghĩa, nhắc nhở một cách chân thành, gợi ra trong lòng một đứa trẻ cảm giác của tình người, giá trị rất nhân bản", tài khoản Hải Ngô bình luận.
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng bài thơ này không phù hợp với độ tuổi, đưa vào sách cho học sinh lớp 1, lớp 2 thì hợp lý hơn đưa vào sách cho HS lớp 6. Một số khác bình luận đây là bài thơ vô bổ, vô nghĩa, không vần điệu, chỉ cố gắng gieo vần cho có...
"Cách đây khoảng 1 tháng tôi từng đọc bài thơ Bắt nạt đó và suy nghĩ đầu tiên là thơ kiểu gì vậy. Thơ ngang, ý thơ không sâu. Đọc bài thơ tưởng con nít viết, ai ngờ đem cho học sinh lớp 6", Minh Thư bày tỏ.
"Mặc dù chưa biết các bài trong SGK cũ có được thay thế không, nhưng mà bài thơ này chả thấy gì là đặc sắc, lời thơ kiểu cố ép vần cho nó ra thơ ý, lời thơ lại còn sáo rỗng...", tài khoản Khắc Tín nói.
Trước những ý kiến trái chiều của dư luận, nhà thơ N.T.H.L. không ngại đáp trả ngay trên trang cá nhân của mình.
Bài thơ trẻ con, không phù hợp với học sinh lớp 6
Trước khá nhiều thắc mắc của các bạn đọc là bài thơ cũng hay nhưng không phù hợp, tại sao không đưa bài này vào SGK lớp nhỏ hơn, nhà thơ N.T.H.L. thẳng thắn chia sẻ: Khi viết bài thơ cho tập thơ thiếu nhi, mình chọn ngôn ngữ thật dễ hiểu hướng đến lứa tuổi rất nhỏ, gồm cả các em chưa đi học. Nên khi nhận được đề nghị đưa bài thơ vào SGK lớp 6, mình cũng có lăn tăn giống nhiều bạn.
Nhưng khi người biên soạn nói bài thơ vẫn có thể giúp ích cho lớp 6 là lứa tuổi mà vấn nạn bắt nạt trở nên dữ dội hơn thì mình cũng thấy hợp lí và tôn trọng những suy nghĩ sâu xa của người làm sách.
Hơn nữa, trong văn chương có những tác phẩm không giới hạn cho lứa tuổi nào. Cách đọc văn chương nhiều khi chỉ đơn giản là dùng sự trân trọng để thưởng thức cái hay từ những tác giả coi ngòi bút là thẩm mỹ, đẳng cấp và danh dự. Nhiều người lớn cũng rất thích “Ra vườn nhặt nắng” là vì vậy.
Các bạn lớp 6 hay bất cứ lớp nào cũng có thể học văn theo cách lấy một bài thơ từ một tập thơ ra và thưởng thức, phân tích. Hiểu như vậy sẽ thấy việc này là bình thường.
Mình cũng mong có nhiều độc giả có thêm cách tiếp cận văn chương đem lại nhiều thoải mái hơn cho bản thân như vậy".
"Bắt nạt chẳng có giá trị nghệ thuật gì, không có vần điệu hoặc vần điệu ngang phè"
Với nhận xét này của độc giả, tác giả bài thơ đã phản ứng khá gay gắt: "Các bạn nói như vậy chính là cung cấp bằng chứng cho người đọc rằng bạn bị mất cảm thụ tự nhiên và cả thất học vì không thấy nổi vần điệu rất rõ ràng, đầy đặn và sắp xếp tinh tế trong văn bản.Với năng lực như vậy, làm sao bạn nhân danh được được ai về điều đúng đắn hay cảm thụ. May ra là nhân danh được cho những người đã cảm thụ kém còn khoe thái độ sai, coi thường thiên tài như bạn".
Tác giả chỉ ra một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài như: Bên cạnh vần chân ở cuối dòng, vần lưng ở giữa dòng, vần nối gần như tất cả các khổ thơ, còn có những cách tạo nhạc tính khác.
Các từ láy phụ âm đầu như Học hát, Híp hóp, Nhút nhát, Cái cây hay láy đuôi như Bắt nạt cũng được sử dụng nhiều.
Biện pháp điệp từ "Bắt nạt" và "Đừng bắt nạt" cũng được sử dụng với tần suất cao giúp kết nối hơn âm thanh của các câu.
Ngoài ra, tác giả cũng liên tục có những lời lẽ quá khích với những người có ý kiến trái chiều để bảo vệ "đứa con tinh thần của mình", khẳng định "Nếu chứng minh Bắt nạt là bài thơ dở nhất, các bạn xứng đáng được trao giải Nobel Văn học".
Nhiều cư dân mạng đặt câu hỏi, phải chăng làm thơ căn dặn các em đừng Bắt nạt nhưng với cách phản ứng này, chính nhà thơ đang bắt nạt lại lũ trẻ khi không hề có tinh thần cầu thị.
Tác giả lên tiếng xin lỗi
Về việc này, tác giả chia sẻ: "Những lời lẽ phê phán của mình chủ yếu là dành cho đám đông bất chấp đúng sai, hay dở ở đây. Trong cuộc sống, bên cạnh sự bao dung, sự phê phán chính xác những vấn đề gây hại là luôn cần thiết. Mình hoàn toàn không nhắm đến các bạn trẻ biết tiếp thu đúng sai, hay dở nên mong các bạn cứ thoải mái".
Đối với những từ "hip hop", "học hát", "cái cây" mà tác giả này cho rằng là Từ láy và bị CĐM chỉ rõ chỗ sai, tác giả H.L cũng có những giải đáp như sau:
"Mình gọi “hip hop”, “học hát”, “cái cây” là từ láy có thể sai với một số quy định mà nhiều bạn được dạy. Mình xin lỗi khi các bạn góp ý trên quy định đó mình chưa đồng tình. Và các bạn có thể tự điều chỉnh cho đúng khái niệm của các bạn giúp mình. Bên cạnh đó, có nhiều cách quy định và nhạy cảm với Tiếng Việt mà.
Láy có thể hiểu đơn giản là luyến láy, lặp lại. Mình xin khuyến nghị từ láy đầu tiên nên xét về mặt âm thanh, sau đó mới là ngữ nghĩa. Tiếng Việt rất quan trọng về mặt tượng thanh. “Hip hop”, “học hát”, “cái cây” đầu tiên là từ ghép nhưng nếu cảm nhận rõ ràng về âm thanh có thể thấy đó cũng là những từ có độ láy cao. Một từ có thể là nhiều dạng từ. Mình không bảo thủ với việc này mà xin chia sẻ cảm nhận của mình như vậy".
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/bai-tho-bat-nat-trong-sgk-lop-6-bi-phan-doi-che-kh...
Tin tức 24h
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn