Đề xuất coi Uber, Grab là một dạng kinh doanh taxi của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội được cho là một trong những giải pháp nhằm Đây được cho là một trong những giải pháp nhằm tăng cường quản lý giao thông, giảm ùn tắc trên địa bàn Thủ đô (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Cũng theo thông tin được đăng tải trên Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội hôm nay, ngày 7/3/2018, đại diện lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng cho biết, để giảm thiểu ùn tắc giao thông, Sở kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với Hà Nội trong việc thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn chỉnh dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó coi loại hình vận tải xe hợp đồng dưới 9 chỗ áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý và điều hành vận tải (Uber, Grab…) là một dạng taxi.
Bên cạnh đó, theo đại diện lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải, trong năm 2018, cơ quan này sẽ tăng cường công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý giao thông, điều hành giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài quá 30 phút. Cùng với đó, tiếp tục triển khai dịch vụ đỗ xe thông minh (iParking) trên địa bàn 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
Ngày 23/2/2018, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong hỗ trợ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng.
Theo đó, trên cơ sở xem xét đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải và ý kiến của các Bộ: Công an, Tư pháp, TT&TT, Công Thương, Tài chính và UBND TP.Hà Nội về vấn đề này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đồng ý kéo dài thời gian thí điểm triển khai ứng dụng KHCN hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 1850 ngày 19/10/2015 cho đến khi Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP) được ban hành và có hiệu lực thi hành.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ, cơ quan: Công an, Tư pháp, Công Thương, Tài chính, KH&CN, TT&TT, UBND TP.Hà Nội, đánh giá đầy đủ các ưu điểm, hạn chế trong thời gian thí điểm, làm cơ sở cho việc bổ sung các quy định để quản lý hoạt động thí điểm, bảo đảm chặt chẽ, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và tạo sự bình đẳng giữa các loại hình kinh doanh vận tải theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 1850 ngày 19/10/2015.
Bộ Giao thông Vận tải cũng được chỉ đạo rà soát, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 1012 ngày 26/1/2018, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/3/2018.
Việc triển khai thí điểm ứng dụng KHCN hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý từ năm 2015 (công văn1850/TTg-KTN) và bắt đầu thực hiện thí điểm từ đầu năm 2016.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tất cả các đơn vị có đề án cụ thể phù hợp với tính chất, phương thức vận hành của từng ứng dụng, phù hợp các cam kết, thỏa thuận hợp tác giữa các đơn vị có liên quan và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật đều được tham gia thí điểm. Tính đến thời điểm tháng 5/2017, Bộ Giao thông Vận tải đã tiếp nhận đề xuất và đồng thuận cho phép 9 đơn vị gồm Công ty TNHH GrabTaxi (Grab Car), Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (V.CAR), Công ty CP Vận tải 57 Hà Nội (THANH CONG CAR), Công ty CP Sun Taxi (S.CAR), Công ty CP Phát triển Thương mại và Du lịch quốc tế Ngôi Sao (VIC.CAR), Công ty CP Hợp tác đầu tư và Phát triển (HOME CAR), Công ty TNHH Uber Việt Nam (Uber), Công ty CP Tập đoàn Mai Linh (Mai Linh Car), Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Linh Trang (LB.Car) để triển khai các Đề án thí điểm theo quy định tại Quyết định 24/QĐ-BGTVT.
Bộ Giao thông Vận tải nhận định, kết quả thực hiện thí điểm ban đầu đã cho thấy hiệu quả của việc ứng dụng KHCN hỗ trợ công tác điều hành, hỗ trợ hoạt động vận tải đã được người dân đánh giá cao, ngày càng phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
Cũng trong thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai xây dựng dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP). Thời điểm hiện tại, thời hạn Bộ Giao thông Vận tải lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị cho dự thảo Nghị định này đã kết thúc (ngày 3/3/2018).
Kenny Bachman đã thổi bay hơn 1.600 USD khỏi tài khoản của mình cho 1 chuyến Uber chỉ sau vài nút bấm trong cơn say.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn