Sự hình thành của mặt trăng đã thu hút sự chú ý nghiên cứu của các nhà khoa học từ rất lâu. Và trước đây, các nhà khoa học tin rằng mặt trăng được hình thành do một hành tinh sơ khai có tên gọi Theia sượt qua trái đất một góc 45 độ. Theia có kích cỡ tương đương với sao Hỏa.
Sau vụ va chạm, một lượng vật chất của trái đất và Theia bắn lên quỹ đạo trái đất, từ đó hình thành mặt trăng. Thời gian xảy ra vụ va chạm này là 4,5 tỷ năm trước. Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học của đại học Harvard, đại học California, đại học Bristol đã đưa ra một kết luận khác.
Họ cho rằng vụ va chạm góc 45 độ của 4,5 tỷ năm trước không thể xảy ra được, mà cú đâm của Theia vào trái đất là một cú đâm trực diện. Cú đâm mạnh đến nỗi Theia đã biến mất tạo thành một đám bụi vòng quanh trái đất. Vành đai bụi này được gọi là “thiên thể đang kiến tạo”.
Mặt trăng được tạo thành nhờ một hành tinh đâm vào trái đất.
Vành đai bụi này kết hợp với các khối đá nóng chảy văng ra từ trái đất và co lại theo thời gian, tạo ra chất lỏng nhờ “hơi” đá rồi dần dần trở thành phần lõi của mặt trăng. Chính vì được tạo nên từ cả Theia lẫn trái đất nên mặt trăng có một thành phần hóa học khác với trái đất. Thành phần khác này được cho là của hành tinh nhỏ đó.
Giáo sư Sarah Stewart đến từ đại học California nói: “Thành phần hóa học của mặt trăng gần như giống hệt trái đất, nhưng vẫn có một chút khác biệt”. Kết luận mới này của các nhà khoa học trên đang gây chú ý bởi nó phù hợp với các thành phần cấu tạo của mặt trăng.
Người đầu tiên phát triển ý tưởng về “thiên thể đang kiến tạo” – nhà nghiên cứu Simon Lock – phát biểu: “Mô hình trong nghiên cứu này được bắt đầu bằng vụ va chạm tạo nên thiên thể đang kiến tạo. Mặt trăng đã được hình thành dưới điều kiện nhiệt độ khoảng 2.200 đến 3.300 độ C và áp suất là 10 át-mốt-phe”.
Mặc dù bề mặt Mặt Trăng gồ ghề nhưng các phi hành gia đã thực hiện một chuyến đi thành công.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn