Thông tin 50 triệu hồ sơ cá nhân trên Facebook bị lấy cắp dữ liệu thực sự là một trong những vụ rò rỉ lớn nhất trong lịch sử của mạng xã hội phổ biến nhất thế giới. Được biết, đây là thương vụ trị giá 15 triệu USD giữa công ty phân tích Cambridge Analytica và nhà tài trợ Robert Mercer của Đảng Cộng Hòa Mỹ ở cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2014.
Ảnh chụp từ Email của Giáo sư Kogan tới Christopher Wylie tiết lộ các tính cách người dùng thông qua dữ liệu Facebook và câu hỏi.
Sau thương vụ trên, Cambridge Analytica đã lôi kéo được sự tham gia của Stephen K.Bannon – cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donlad Trump. Theo các cựu nhân viên và cộng sự của Cambridge Analytica và nhiều tài liệu, Cambridge Analytica đã sử dụng dữ liệu bất hợp pháp để tạo lợi thế cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump diễn ra vào năm 2016.
Anh Christopher Wylie, người từng làm việc tại Cambridge Analytica cho tới cuối năm 2014 cho biết: “Cambridge Analytica muốn chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh văn hóa tại Mỹ và nơi đây chính là một kho vũ khí.” Khi thông tin được tiết lộ, FaceBook và hàng triệu người dùng vẫn không hề hay biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Được biết, công ty đã trả tiền mua dữ liệu từ một ứng dụng của một Giáo sư tâm lý học của trường đại học Cambridge có tên Aleksandr Kogan. Vị giáo sư này đã xây dựng một ứng dụng tương tự với ứng dụng của Trung tâm Tâm lý của trường đại học, thu thập những lượt “Like” của người dùng Facebook để đưa ra những đặc điểm tính cách của người đó.
Thông tin dữ liệu đã được những người thực hiện chiến dịch tranh cử Trump sử dụng để nhắm tới mục tiêu như quảng cáo kỹ thuật số và gây quỹ ủng hộ. Ngoài ra, chúng còn được dùng để phục vụ cho quảng cáo trên truyền hình với giá 5 triệu USD: đưa hình ảnh của ông Trump xuất hiện nhiều hơn.
Anh chàng Christopher Wylie là người "lật tẩy" sự thật của Cambridge Analytica.
Hiện tại, Facebook đã ngừng cung cấp quyền sử dụng Facebook của ông Kogan, Cambridge Analytica và cả Christopher Wylie. Cách đây vài tuần, Giám đốc điều hành của Cambridge Analytica – ông Alexander Nix và nhiều lãnh đạo của công ty đã nhiều lần bác bỏ thông tin thu thập và sử dụng dữ liệu Facebook trái phép. Tuy nhiên, trao đổi với tờ New York Times, công ty lại thừa nhận đã từng có trong tay dữ liệu này, khẳng định đã xóa chúng từ hai năm trước và đổ lỗi cho ông Kogan.
Nhiều nghi vấn đang đổ dồn về Giám đốc điều hành của Cambridge Analytica – ông Alexander Nix.
Riêng tại Anh, Cambridge Analytica đang phải đối mặt với cuộc điều tra liên ngành của Quốc hội và các nhà quản lý chính phủ về những cáo buộc rằng đã thực hiện những hành động bất hợp pháp ở chiến dịch “Brexit” (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland rời khỏi khu vực liên minh châu Âu EU). Tại Mỹ, ông Nix và cũng bị các nhà điều tra của Quốc hội thẩm vấn về vai trò của công ty trong chiến dịch của Tổng thống Trump.
Sau khi câu chuyện gây sốc trên được công bố, Facebook đã bị các nhà lập pháp tại Mỹ và Anh chỉ trích gay gắt về lỗ hổng trong bảo mật thông tin người dùng. Mặt khác, nhiều người lại tỏ ra khá tò mò về công ty Cambridge Analytica. Trong năm nay, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lại diễn ra và năm 2020 lại sẽ là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mới. Liệu có hay không những âm mưu chính trị bị thao túng bởi Big Data hiện nay?
Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn hoàn toàn có thể làm sạch nội dung trên News Feed mà không cần cài đặt thêm các công...
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn