Nữ sinh lớp 7 uống thuốc sâu tự tử vì bị trêu chọc, ghép đôi với bạn trai cùng lớp

Thứ sáu - 22/01/2021 15:57

Nữ sinh lớp 7 uống thuốc sâu tự tử vì bị trêu chọc, ghép đôi với bạn trai cùng lớp

Sau khi trải qua những áp lực tại nhà trường trong suốt một thời gian dài, nữ sinh lớp 7 đã dùng thuốc sâu để tự kết liễu cuộc đời, may mắn được phát hiện và cứu sống kịp thời.

TS.BS Ngô Anh Vinh - Phó trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết khoa vừa tiếp nhận một bệnh nhi nữ 13 tuổi (hiện đang học lớp 7) vào điều trị trong tình trạng mệt mỏi, tự ti, không muốn tiếp xúc với ai. Trước đó, bệnh nhân may mắn được cứu sống sau khi uống thuốc sâu tự tử vì bị bạo lực học đường.

Theo chia sẻ từ người thân, sự việc bắt đầu từ giữa năm học vừa qua khi cô giáo chủ nhiệm đã xếp em ngồi giữa 2 bạn nam cùng lớp. Kể từ đó, nữ sinh này thường xuyên bị hai bạn bên cạnh mình trêu chọc, giật và ném sách vở. Nghiêm trọng hơn là em thường xuyên bị 2 bạn nam lấy sách đập vào đầu.

Ngoài những vấn đề trên, nữ sinh này còn bị các bạn cùng lớp ghép đôi với 1 trong 2 bạn nam ngồi cạnh, từ đó em luôn có cảm giác xấu hổ, căng thẳng, lo sợ và không tập trung vào việc học.

Sự việc trên diễn ra trong một thời gian dài khiến lực học của nữ sinh này ngày càng giảm sút, điều đó khiến các bạn trong lớp càng trêu chọc, từ đó em không muốn đến trường.

Tình trạng trẻ ở tuổi vị thành niên tự tử đang diễn ra ngày càng nhiều.

Nữ sinh này cho biết thời điểm đó chỉ cần nghĩ đến việc đi học, em luôn lo lắng, sợ hãi và cảm thấy không có ai hiểu và giúp đỡ mình. Dần dần em không muốn giao tiếp với ai thậm chí cả bố mẹ hay anh chị em.

Mỗi khi về nhà, em không ăn cùng gia đình mà sinh hoạt một mình. Em cảm thấy cuộc sống xung quanh đối với mình như là cực hình và muốn được giải thoát khỏi cảm giác đầy căng thẳng và sợ hãi đó.

Để giải quyết những vấn đề trên, nữ sinh này đã nhắn tin cho một số người bạn về tâm trạng của mình, sau đó uống 2 gói thuốc trừ sâu tự tử. May mắn, bố mẹ đã phát hiện kịp thời và đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu.

Tại Trung tâm Cấp cứu chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi được xử trí cấp cứu bằng cách rửa dạ dày, uống than hoạt, truyền dịch và sử dụng thuốc giải độc. Sau khi ổn định các chức năng sống, bé gái được chuyển Khoa Sức khỏe vị thành niên.

Tại khoa Sức khoẻ vị thành niên, bệnh nhi này luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ và đau đầu. Suốt ngày, trẻ chỉ nằm thu mình, cảm giác tự ti và không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai. Sau khi thăm khám và làm các trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ và nhà tâm lý đánh giá cháu có những sang chấn về tinh thần.

Ngày càng nhiều phụ huynh đưa con đến khoa Sức khỏe Vị thành niên thăm khám.

Sau một tuần trị liệu tâm lý, tinh thần của em đã cải thiện hơn. Em cảm thấy khoẻ và vui vẻ hơn, hoà đồng với các bạn trong phòng và với mọi người. Ngoài ra, em cũng ăn, ngủ tốt hơn và được ra viện sau đó.

TS Ngô Anh Vinh cho rằng câu chuyện trên là một trường hợp đau lòng về bạo lực học đường và điều may mắn là em đã được cứu sống. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với nữ sinh này, đặc biệt khi em đi học trở lại, nếu tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn thì có thể em lại tiếp tục có hành vi tự sát và hậu quả có thể còn đau lòng hơn...

Theo TS Ngô Anh Vinh, điều đáng lo ngại hiện nay là bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở các học sinh nam mà thực tế lại có nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng. Lý do có thể rất vu vơ như “nhìn đểu”, bạn mới đến học, bạn học giỏi nhưng không giúp đỡ bạn khác làm bài,…

Ngày càng nhiều vụ nữ sinh đánh nhau, cảnh báo tình trạng bạo lực học đường.

Cần phải làm gì khi đứng trước vấn đề nhức nhối này?

Việc phòng chống bạo lực học đường phải được xem là công việc của toàn xã hội, là trách nhiệm của các cơ quan chức năng đặc biệt là gia đình và nhà trường.

TS Ngô Anh Vinh khuyến cáo, trong gia đình, các bậc phụ huynh cần giành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của trẻ. Việc cung cấp các kĩ năng và kinh nghiệm sống cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề nguy cơ trong trường học.

Đối với nhà trường, môi trường học tập tích cực, thân thiện bên cạnh sự đồng hành của giáo viên là yếu tố cần thiết giúp các em học sinh được học tập và phát triển lành mạnh.

Các giáo viên cần chú ý không có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp và cần phải đưa ra các nội quy không có hành vi bạo lực ngay từ khi học sinh bắt đầu vào học. Bênh cạnh đó, giáo viên phải luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực ở học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nu-sinh-lop-7-uong-thuoc-sau-tu-tu-vi-bi-treu-choc-gh...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nu-sinh-lop-7-uong-thuoc-sau-tu-tu-vi-bi-treu-choc-ghep-doi-voi-ban-trai-cung-lop-d263164.html

Ước mơ dang dở của nữ sinh tự tử nghi vì uất ức khi bị hiếp dâm ở Bắc Ninh
Chỉ còn ít thời gian nữa là bước vào kỳ thi đại học, dù đã nộp hồ sơ thi vào ngôi trường mình mơ ước nhưng cô gái chưa kịp thực hiện thì chuyện buồn...
Bấm xem >>
Theo Lê Phương. (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây