Điều chỉnh giá dịch vụ tế khiến quỹ BHYT bội chi.
Theo ông Phạm Lương Sơn – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng quỹ khám chữa bệnh BHYT: 28.220 tỷ đồng. Trong khi đó tổng chi khám chữa bệnh tại tỉnh: 30.372 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 42% dự toán Chính phủ giao.
Trong đó: Chi phí theo loại hình KCB ngoại trú, nội trú bao gồm ngoại trú: 11.932 tỷ đồng, tăng 38%, nội trú: 18.150 tỷ đồng, tăng 41%, chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu là: 290 tỷ đồng.
Còn chi phí cho khám chữa bệnh theo khu vực khám chữa bệnh ban đầu: 12.559 tỷ đồng, tăng 36,3% so với cùng kỳ, đa tuyến đến nội tỉnh: 10.108 tỷ đồng, tăng 50%, đa tuyến đến ngoại tỉnh: 7.415 tỷ đồng, tăng 33%. Tổng số lượt khám chữa bệnh: 67.609.210 lượt, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, chi phí khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2016 tăng 40% so với cùng kỳ năm trước, với tổng số tiền tăng thêm 8.545 tỷ đồng. Trong đó, nếu chia theo loại hình chi phí ngoại trú, nội trú thì thấy rõ chi phí gia tăng đột biến tại khu vực KCB nội trú (41%) và nếu chia theo khu vực chi phí thì chi phí tăng tại khu vực KCB đa tuyến đến nội tỉnh (tức là chi phí của bệnh nhân đi KCB ngoài nơi KCB ban đầu tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh) là 50%.
Nguyên nhân dẫn đến bội chi trong quỹ BHYT, ông Sơn cho rằng hoàn toàn do các yếu tố cơ học như tăng số người tham gia BHYT. Chi phí khám chữa bệnh BHYT 6 tháng đầu năm tăng 8.545 tỷ so với cùng kỳ năm trước, gồm các nguyên nhân sau:
- Tăng do tăng đối tượng tham gia BHYT: số đối tượng tham gia tăng 12%, tương ứng số tiền khoảng 2.941 tỷ đồng. Trong nhóm người tham gia BHYT đều là người yếu thế chưa có thu nhập cao và nhóm nhiều nguy cơ mắc bệnh nên chi phí nhóm này cao hơn các nhóm khác. Mỗi người tham gia BHYT ở thời điểm này cao hơn 1,5 lần so với nhóm đối tượng trước tham gia. Dù tăng người tham gia BHYT lại tăng quỹ nhưng đây là điểm chia sẻ cộng đồng của BHYT.
Nguyên nhân thứ 2 là do áp dụng tăng giá dịch vụ y tế đồng hạng theo Thông tư 37 là 3.173 tỷ đồng.
Theo quy định tại Điều 5, Thông tư số 37: từ ngày 01/3/2016, các cơ sở KCB trên toàn quốc áp dụng mức giá dịch vụ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí phụ cấp đặc thù theo Quyết định 73/QĐ-TTg, theo đó phần lớn giá các DVYT sẽ tăng lên bằng 100% giá tối đa của Thông tư số 03, Thông tư số 04/2012/TTLT-BYT-BTC, đồng thời kết cấu thêm tiền trực, trợ cấp phẫu thuật thủ thuật vào giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT.
Riêng các cơ sở khám chữa được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được thực hiện mức giá gồm chi phí trực tiếp, chi phí phụ cấp đặc thù và chi phí tiền lương từ ngày 01/3/2016.
Từ ngày 01/3/2016, có 38 bệnh viện công lập được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và 154 bệnh viện tư nhân, 212 phòng khám tư nhân thực hiện mức giá gồm chi phí trực tiếp, chi phí phụ cấp đặc thù và chi phí tiền lương.
Tổng số tiền tăng thêm do áp dụng giá dịch vụ y tế mới của 4 tháng từ tháng 3 đến hết tháng 6 khoảng 3.173 tỷ đồng.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến quỹ BHYT bội chi là tác động của áp dụng luật BHYT mới như thông tuyến huyện trên toàn quốc, số tiền tăng thêm do tác động của thông tuyến huyện khám, chữa bệnh: 1.399 tỷ đồng.
Số tiền tăng thêm còn lại do các nguyên nhân khác 1.032 tỷ đồng: do tần suất khám chữa bệnh nội trú tăng cao hơn quy luật thông thường hằng năm; do đối tượng phát triển tăng mới có tỷ trọng thuộc nhóm hộ gia đình tham gia cao, mà nhóm Hộ gia đình là nhóm có tần suất khám chữa bệnh cao dẫn đến tần suất khám chữa bệnh tăng thêm.
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn