Cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ bị chàm vành tai để tránh bệnh tái phát
Chàm vành tai rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà nguyên nhân thường phức tạp do có nhiều yếu tố khác nhau khiến bé bị dị ứng.
Nguyên nhân gây chàm ở trẻ
Chàm có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể như toàn bộ cơ thể, tay, chân hoặc ở vành tai. Nguyên nhân có thể từ tác nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
Tác nhân bên ngoài: các yếu tố như thức ăn ( hải sản, thịt bò, gà, thực phẩm lên men, sữa chua, nấm, bia rượu, đồ hộp...) hóa chất ( thuốc tẩy, xà phòng...) do thay đổi thời tiết hoặc do gian, sán. Trong quá trnhf lao động, vận động, tập luyện, mồ hôi ẩm ướt cũng có thể khiến chàm xuất hiện. Tác nhân bên trong: Làm việc suy nghĩ hay cuộc sống quá nhiều căng thẳng cũng có thể khiến nhièu người bị phát chàm, dị ứng.
Với trẻ sơ sinh, nguyên nhân đầu tiên là sự thay đổi môi trường ( nhiệt độ, khí hậu...) hoặc từ thức ăn. Trẻ đang sống trong môi trường nước ối tương đối mát mẻ, sau khi chào đời chưa thích nghi với thế giới mới nên cơ thể có thể bị dị ứng và chàm vành tai là một biểu hiện thường gặp.
Theo Đông y, nguyên nhân khiến trẻ bị chàm vành tai do khi mang thai, mẹ dùng nhiêu thức ăn, gia vị có tính cay nồng. Hay người mẹ sau sinh chỉ ăn cơm với thịt kho tiêu, không dùng thêm rau, củ quả nên khi bé bú sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng. Lâu dần, dạ dày trẻ tiêu hóa kém, dẫn đến công năng khiến cơ thể thấp nhiệt gây ra dị ứng.
Do da trẻ sơ sinh còn non nên dex bị kích ứng. Khi trẻ lớn, bệnh sẽ khỏi theo. Vì vậy, nên đưa trẻ đến chuyên gia da liễu khám để điều trị. Không để bệnh kéo dài gây ngứa ngáy, khiến trẻ khó chịu, cáu gắt, đồng thời tránh bệnh có thể tái phát.
Cách chăm sóc trẻ
Bệnh nhân có cơ địa dị ứng thường rất kém ăn khi còn bé. Vì vậy, để giúp bé sau nay hạn chế nguy cơ dị ứng nên tập cho trẻ ăn tất cả các loại thức ăn. Khi tập cho trẻ ăn món mới, nên cho trẻ ăn từng chút để thử phản ứng của cơ thể bé.Việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp bé phần nào tránh bệnh dị ứng, đeo đuổi đến khi trưởng thành.
Để điều trị và chăm sóc bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh,cha mẹ nên hợp tác với nhân viên y tế để tìm ra nguyên nhân gây dị ững ở trẻ.
Lưu ý, tránh đụng vào vùng da đang bị chàm ở trẻ, không dùng thốc giảm ngứa để thoa lên các vết thương. Giúp trẻ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, cho trẻ đeo bao tay để tránh làm vết thương nặng hơn, dễ bị bội nhiễm.
Một số bài thuốc
Chàm vành tai ở trẻ có ba giai đoạn bệnh: cấp tính, bản cấp và mạn tính. Dưới đây là bài thuốc theo từng giai đoạn (cho trẻ 2 – 10 tuổi không dùng cho trẻ sơ sinh).
Giai đoạn cấp tính: Long đởm, chi tử, hoàng cầm, sài hồ, sinh địa, đương quy (mỗi vị 4kg), trạch tá 6kg, sa tiên từ 2g, cam thảo 2g. Giai đoạn bán cấp: Thương truật 6g, hậu phát, trần bì, bạc truật, hoàng bá, trạch tá, phục linh (mỗi vị 4g), hoạt trạch, chu linh, chỉ thực, cam thảo(mỗi vi 2g) Giai đoạn mãn tính: Sinh địa hoàng, đương quy, kinh giới, phong phong, bạch thược, bạc hà, độc hoạt, sài hồ (mỗi vị 4g), xuyên khuynh 2g, bạc tiền bì 2g, thuyền thoái 2g, hồng tao 6g Thuốc đắp (trẻ sơ sinh dùng được)
Chống viêm: rau sam 60g, hoàng bách, sinh địa, bồ công anh, long đờm, cúc hoa (mỗi vị 30g). Nấu 3 chén nước, để lửa thât nhỏ trong khoảng 24 giờ , được hỗn hợp cô đặc khoảng ½ chén, dùng để đắp lên vùng tai bị chàm.
Tiên viêm, trừ ngứa: Mỡ oxit kẽm, dầu thực vật, trù thấp tán gồm 4 vị: Địa hoàng 30g, hoàng cầm 30g, hàn thủy thạch 30g, thanh đại 3g. Cách nấu giống như trên.
Giảm sưng tấy: Hoàng liên 20g, vaseline 80g, dầu vừng (mè). Cách nấu: Tán mịn hoàng liên rồi hòa chung với vaseline, dầu vừng nấu tan chảy, đợi nguội, hỗn hợp sẽ cô đặc.
Chàm có thể trở thành bệnh mạn tính khiến mạch máu dưới da không được nuôi dưỡng tốt, dẫn đến da bị suy dinh dưỡng, kém mịn màng. |
Tư vấn chuyên môn: BS Lý Đức Kiệt
Chuyên khoa Ngoại phụ, Bệnh viện Y học cổ truyền, TP. HCM
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn