Scandal thầy-trò rúng động: Mourinho, vết nhơ vì "quyền lực đen" (P2)

Chủ nhật - 09/10/2016 01:44

Scandal thầy-trò rúng động: Mourinho, vết nhơ vì "quyền lực đen" (P2)

Jose Mourinho nổi tiếng là HLV cá tính. Tuy nhiên, cá tính đó cũng không ít lần khiến "Người đặc biệt" ôm hận trong khoảng thời gian dẫn dắt Chelsea và Real Madrid.

Trong bóng đá , mối quan hệ giữa HLV và các cầu thủ, đặc biệt là các ngôi sao trong phòng thay đồ, luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong thành công của một đội bóng. Nhưng không phải lúc nào mối quan hệ đó cũng được duy trì một cách tốt đẹp. Nhìn lại quá khứ, bóng đá thế giới đã chứng kiến không ít vụ mâu thuẫn giữa HLV và cầu thủ gây chấn động.

Mời các bạn đón xem tuyến bài "Những scandal thầy - trò rúng động làng bóng đá" vào 10h các ngày từ 7/10!

Trong giới bóng đá, Jose Mourinho gắn liền với hai giai thoại: “lời nguyền mùa thứ ba” và những cuộc xung đột với ”quyền lực đen”. Đó cũng là hai yếu tố tạo nên những vết nhơ cho sự nghiệp cầm quân lừng lẫy của chiến lược gia người Bồ.

Mourinho luôn làm tất cả vì cầu thủ và lí tưởng chiến thắng. Nhưng đôi khi, cái "tôi" lớn đến mức độc tài khiến ông thất bại trong việc thu phục lòng quân

Nghệ thuật “đắc nhân tâm” & nhà tâm lí “nửa mùa” Mourinho

“Đắc nhân tâm” là nghệ thuật đối nhân xử thế, và cũng là yếu tố quan trọng tạo dựng thành công cho mỗi chiến lược gia vĩ đại. Từ Sir Alex Ferguson, Carlo Ancelotti đến Jupp Heynckes đều có cách thể hiện quyền uy riêng, khiến cầu thủ răm rắp nghe theo.

Jose Mourinho không phải ngoại lệ. Hơn một thập kỉ vinh quang chứng kiến người đàn ông ngạo mạn ấy thu phục niềm tin, tình cảm từ không ít cậu học trò ngỗ ngược.

Chẳng ai quên được khoảnh khắc gã “đồ tể” Marco Materazzi khóc ngất trong vòng tay Mourinho, cầu xin ông ở lại sau khi giúp Inter Milan giành chức vô địch Champions League. Hay như Zlatan Ibrahimovic từng ca ngợi chiến lược gia người Bồ là "ngôi sao vĩ đại”, Wesley Snejder “sẵn sàng chết” vì ông thầy.

Thế nhưng ở đời, cái gì cũng tồn tại hai mặt. Mourinho không ít lần thất bại chỉ vì cố gắng nhìn nhận vấn đề theo một phía, hay hướng mọi chuyện theo góc nhìn của ông. Cái "tôi" đó biến Mourinho thành “độc tài” – theo đúng nghĩa đen.

Ở mỗi đội bóng do ông dẫn dắt, phòng thay đồ không phải nơi thầy trò “đóng cửa bảo nhau”, mà là nơi để Mourinho chỉ trích, đụng chạm tới lòng tự trọng của bất kì cầu thủ nào nếu anh ta đá kém.

Mourinho cũng không cố gắng giải quyết những mối xung đột nội bộ. Chẳng có chuyện "Người đặc biệt" phải lựa chọn giữa một trong hai cầu thủ như cái cách Sir Alex Ferguson làm với Van nistelrooy và Cristiano Ronaldo năm xưa. Họ có thể đánh nhau vỡ đầu, miễn là ra sân, tuân thủ chiến thuật do ông đề ra.

Sang Real, Mourinho thậm chí còn thổi bùng ngọn lửa thù hận giữa cầu thủ, bất chấp một vài người vẫn đang sát cánh trong màu áo ĐTQG.

Khi Iker Casillas chủ động gọi điện thoại giảng hòa với Xavi, Puyol sau trận “Siêu kinh điển”, ông làm mọi cách hạ bệ uy danh thủ thành người Tây Ban Nha, đầy ải anh trên băng ghế dự bị.

Trong tương lai, những khoảnh khắc này sẽ còn xuất hiện nhiều lần nếu Mourinho chịu thay đổi

Đặc biệt, Mourinho chưa bao giờ từ bỏ sở thích gây chiến với nhóm công thần (hay được biệt tới với tên gọi khác là "quyền lực đen"). Terry, Drogba, Ashley Cole từng được xem như trò cưng, nhưng rốt cục chẳng thể chịu nổi cách Mourinho xỉa xói, khích tướng họ bằng ngôn từ “quá liều”. Điều tương tự xảy ra ở nhiệm kì hai ở Chelsea, với “nạn nhân” là Hazard, Fabregas, Costa,...        

Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng “đắc nhân tâm” là khi Mourinho thực hiện sê-ri “trò lố” ngoài đường pitch: Gây chiến với truyền thông, móc mắt đồng nghiệp Tito Vilanova, hay xỏ xiên nữ bác sĩ Eva Carneiro,... để bảo vệ lí lẽ "luôn đúng" của mình.

Hai lần cúi mặt ra đi khỏi "mái nhà" Chelsea, cùng lần nhận trát sa thải từ Real là những “cái chết” mà ai cũng dự báo trước dành cho Mourinho.

Mourinho: Đáng đời hay đáng thương?

Trong cuốn sách có tựa đề 'Up Close and Personal' (viết về HLV Mourinho), nhà báo Robert Beasley tiết lộ chủ tịch Florentino Perez từng cố gắng mời Mourinho trở lại Real vào năm 2015 để... trị tội những công thần từng gián tiếp khiến ông mất ghế.

Điều đó cho thấy, những người đứng đầu CLB rất xem trọng tài năng của Mourinho. Trên thực tế, chẳng ai có quyền bắt Mourinho từ bỏ thứ cá tính ăn sâu vào máu, từng giúp ông “làm mưa làm gió” ở châu Âu.

"Ghế HLV có 4 chân, cầu thủ nắm mất 3 chân", quy luật bất thành văn đó luôn đúng trong bóng đá hiện đại. Những ông chủ thừa hiểu, cầu thủ làm nên một đội bóng. Tập thế đó cũng chẳng còn là một tập thể đúng nghĩa nếu cầu thủ chẳng muốn đá.

Abramovich, Perez cắn răng chia tay Mourinho khi quyền kiểm soát phòng thay đồ không còn thuộc về ông.

Cá tính mạnh, cái "tôi" lớn thôi là chưa đủ để Mourinho trở thành nhà tâm lí đại tài. Nhìn cách Sir Alex Ferguson "hạ mình" để thuyết phục Cristiano Ronaldo, Wayne Rooney gắn bó với MU năm xưa mới thấy, Mourinho vẫn cần phải học nhiều!

MU hiện tại không thiếu những cái "tôi" nổi loạn. Vấn đề ở chỗ, sau tất cả, liệu "Người đặc biệt" có đủ dũng cảm để thay đổi theo thời thế nếu mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát, hay lại nhen nhóm cuộc chiến mới nơi hậu trường?

Video những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Mourinho

BấmSUBSCRIBEngay để chia sẻ video này trên youtube:   

* Mourinho luôn muốn thể hiện quyền lực và cái "tôi" để lấn át cầu thủ. Còn với Pep Guardiola, chiến lược gia người TBN lại chọn cách trừng trị những "cừu đen" như Zlatan Ibrahimovic theo cách âm thầm hơn. Mời các bạn đón đọc phần 3 của loạt bài "Những scandal thầy - trò rúng động làng bóng đá" vào 10h ngày 9/10!

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

global block facebook comment box

137 Hàm Nghi Foot Massage

Danh Mục tin tức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây