Tờ South China Morning Post ngày 24/10 đưa tin, Treni Fitri Yana hiện là một blogger và một chủ cửa hàng trực tuyến. Trong khi người chị song sinh Trena Mustika là một người nội trợ.
Ông Enceng và vợ, cha mẹ của cặp song sinh là những người di cư từ Tây Java đã chuyển đến tỉnh này vào những năm 1990 theo một chương trình di cư của chính phủ để cân bằng mật độ dân số trên quần đảo. Rắc rối ập đến vài năm sau khi gia đình này đến Maluku.
Một người lớn tuổi đáng kính ở Maluku khuyên rằng nếu gia đình cùng nhau nuôi nấng Trena và Treni, 2 chị em sẽ chết. Vì sợ hãi nên gia đình đã nhờ hàng xóm nuôi hai cặp song sinh khi chúng được 2 tháng tuổi.
Trong gần 2 năm, ông Enceng và vợ đã đến thăm cặp song sinh tại nhà người nhận nuôi của cả hai, cho đến khi bạo lực giáo phái giữa người Hồi giáo và Cơ đốc giáo nổ ra ở tỉnh đa số theo đạo Thiên chúa vào năm 1999. Cuộc xung đột kéo dài bốn năm, buộc nhiều người di cư Java, bao gồm cả gia đình ông Enceng phải trở về quê hương của họ.
Sau đó, ông Enceng và vợ xác định được vị trí và giành lại quyền nuôi Trena. Tuy nhiên, họ mất liên lạc với Treni - người được ba mẹ nuôi đưa về Đông Java và sau đó đổi trên thành Treni Fitri Yana.
Treni và Trena, cặp chị em song sinh ở Indonesia đoàn tụ sau 24 năm. (Ảnh: Treni Fitriyana/YouTube)
Treni chưa bao giờ biết mình có người chị song sinh, chứ chưa nói đến một gia đình ở Tây Java, cho đến khi cô tham gia TikTok, công cụ mà cô thường xuyên sử dụng để chia sẻ video với hơn 8.300 người theo dõi của mình.
Còn Trena hiện là nội trợ và không hoạt động nhiều như Treni trên mạng xã hội. Một ngày nọ, được một người hàng xóm nói rằng rất thích video của cô. Trena bối rối trước nhận xét này vì cô ấy chưa bao giờ sử dụng TikTok.
Nghi ngờ ngôi sao TikTok là em gái thất lạc từ lâu của mình, cô đã tìm Treni dựa trên các thông tin chi tiết của cô trên mạng xã hội - nơi cô sử dụng để điều hành một cửa hàng trực tuyến.
Hai chị em đã dành thời gian bên nhau, từ mua sắm cho đến đi thăm mộ của người mẹ ruột quá cố, cũng như đã tới nhà của người hàng xóm giúp hai người nhận ra nhau.
Ông Enceng cho biết, vợ ông đã mất từ năm 2018, nhưng trước đó bà chưa bao giờ đánh mất hy vọng về người con gái bị thất lạc. "Vợ tôi luôn tin rằng Treni vẫn còn sống và con bé sẽ trở về với chúng tôi một lần nữa”, ông chia sẻ.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/cong-dong-mang/that-lac-suot-24-nam-cap-song-sinh-tim-t...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn