1. Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều
Người Việt thường có thói quen ăn lẩu sẽ lai rai, vừa ăn vừa nói chuyện nên thường ăn lâu và ăn nhiều. Khi đó, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc liên tục hết công suất trong thời gian dài, có thể mấy tiếng một lúc nên dễ rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tăng lượng cholesterol trong máu…
Trong quá trình ăn tầm 60 phút nên thay nước lẩu 1 lần để tránh thực phẩm đun lâu hàm lượng nitric tăng lên, vitamin bị phân hủy, biến chất gây hại cho cơ thể thậm chí là dẫn đến ung thư. Tốt nhất, bạn nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại, mỗi tuần không nên ăn lẩu quá 1 lần.
2. Ăn lẩu quá nóng
Đa số mọi người nghĩ rằng, ăn lẩu phải nóng, nhìn nồi nước lúc nào cũng phải sôi sùng sục, vừa gắp ra phải ăn ngay mới ngon. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi lẩu có nhiệt độ hơn 100 độ C có thể sẽ nóng ở mức 50-60 độ C. Mức nhiệt này rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản.
Ngoài ra, gia vị cay nóng kèm với nhiệt độ cao của đồ ăn sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy các bác sĩ khuyên đồ ăn sau khi được gắp trực tiếp từ nồi lẩu ra nên để cho nguội bớt, sau khi còn ấm ấm mới thưởng thức.
3. Ngộ độc, nhiễm giun sán vì rau bẩn
Rau cần, rau cải, cải cúc, cải thảo, rau muống,... là những loại rau dùng phổ biến khi ăn lẩu. Tuy nhiên, khi rửa số lượng rau lớn bạn cần phải rửa cẩn thận, sạch sẽ. Nếu rửa không sạch, bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm giun sán, nang sán, các vi khuẩn, virus nặng hơn là ngộ độc thức ăn.
Đặc biệt, bạn cần để ý tới các loại rau khác thường, rau dại. Rất nhiều loại rau dại mọc xen kẽ, có hình dáng na ná các loại rau bình thường dễ gây ngộ độc. Bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng các loại rau, đặc biệt là rau rừng, nấm…
4. Ăn quá chua hoặc quá cay
Nhiều người có thói quen ăn lẩu chua cay, nhất là lẩu Thái. Thực ra, nếu ăn quá chua cay sẽ ảnh hưởng lớn đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Vị chua, cay tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.
Theo các chuyên gia, khi ăn lẩu, bạn cần để ý tới trình tự ăn. Trước tiên, bạn uống một chút nước ngọt hoặc nước ép, sau đó ăn tới phần rau và cuối cùng tới phần thịt. Như vậy dạ dày sẽ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
5. Cho quá nhiều loại đồ ăn lẫn lộn cùng lúc
Thông thường một nồi lẩu bạn sẽ phải chuẩn bị khá nhiều thực phẩm khác nhau. Khi ăn mọi người thường cho lẫn các loại vào đun sôi cùng lúc.
Tuy nhiên, khi cho nhiều loại đồ ăn như thịt, hải sản sống, nội tạng động vật, rau, các loại củ chứa tinh bột… vào cùng một nồi lẩu rất dễ khiến một số ký sinh trùng lây lan, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, cách tốt nhất khi ăn lẩu là đợi loại thực phẩm này được chúng chín hãy cho loại thực phẩm khác.
6. Một số kiêng kị cụ thể cho từng loại lẩu
- Lẩu bò tuyệt đối không ăn kèm rau mùng tơi vì sẽ gây đau bụng, khiến bụng đầy hơi khó tiêu, thậm chí táo bón.
- Lẩu gà tuyệt đối không được ăn với rau kinh giới. Bởi theo Đông y, chúng sẽ "đánh nhau", gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.
- Lẩu riêu cua tuyệt đối không ăn với cần tây và khoai lang và khoai tây. Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
- Lẩu thịt dê không ăn kèm giấm vì giấm sẽ phá hủy, làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn