Không nên cắt thịt và rau trên cùng một chiếc thớt
Tránh lây nhiễm chéo bằng cách sử dụng thớt riêng cho thịt lợn, thịt gia cầm và rau. Hãy xem xét một hệ thống mã hóa màu sắc, ví dụ thớt nhựa màu đỏ cho thịt sống và màu xanh lá cây cho rau. Nếu bạn thích thớt gỗ, sử dụng loại có mã màu ( loại không bị trôi màu dưới nước) khác nhau cho mỗi mục đích.
Không nên dùng thớt quá nhỏ
Nên dùng những cái thớt lớn hơn một chút, cung cấp cho mình không gian rộng rãi trong khi bạn đang cắt thực phẩm để thực phẩm k bị rơi ra ngoài. Để chắc chắn rằng thớt của bạn đủ lớn, hãy đặt con dao của bạn theo đường chéo trên thớt. Nếu chiều dài của con dao dài hơn thớt, hãy tăng kích thước, diện tích bề mặt của thớt nên lớn hơn con dao vài inch.
Không nên cho thớt vào máy rửa bát
Cho dù bạn dùng thớt gỗ hay thớt nhựa cũng không nên cho chúng vào máy rửa bát, nơi chúng tiếp xúc lâu với nhiệt và nước, có thể gây cong vênh và nứt. Thay vào đó, chà sạch thớt của bạn trong nước rửa chén và tráng lại bằng nước sạch. Nếu bạn muốn được an toàn hơn (như sau khi thái thịt sống), ngâm thớt trong một hỗn hợp gồm 1 phần giấm 4 phần nước trước khi làm sạch.
Bôi dầu lên mặt thớt
Bôi một loại dầu ăn bằng dầu khoáng an toàn thực phẩm (còn được gọi là parafin lỏng) hoặc sáp ong. Cả hai sẽ giúp ngăn chặn sự hấp thụ nước, giúp thớt đỡ cong vênh và đỡ bị mối mọt làm hỏng.
Không nên dùng thớt làm bằng kính, đá cẩm thạch, hoặc Corian
Những thớt được trang trí rất đẹp và có vẻ bền, nhưng thật ra những vật liệu này sẽ làm hỏng dao của bạn với tốc độ đáng kinh ngạc. Thêm vào đó, chúng thực sự trơn trượt và khó để bạn thái rau, củ hay thái thịt.
Không nên sử dụng thớt đã quá cũ
Một khi thớt của bạn bắt đầu bị nứt hoặc có các rãnh rất khó để làm sạch, điều này sẽ rất dễ dàng cho vi khuẩn sinh sống trong đó. Đây chính là thời gian để thay một chiếc thớt mới.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn